Mẫu đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp 2023 [Mới]
Đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp là văn bản cần có trong thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp. Luật Trí Nam chia sẻ mẫu đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp viết sẵn để mọi người tham khảo.
Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Bước 1: Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
- Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động (người lao động) chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
- Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ Bảo hiểm xã hội có xác nhận trả cho người lao động.
- Trường hợp người lao động không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì trung tâm giới thiệu việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Thời điểm tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
- Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho người lao động kèm theo thẻ BHYT.
- Hàng tháng, cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng bảo hiểm thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
- Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của người lao động
Hàng tháng người lao động phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp).
Mẫu đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp viết sẵn
Tải: Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm …
Tên tôi là: NGUYỄN VĂN A Sinh ngày … Nam Nữ
CCCD số:
Ngày cấp: … nơi cấp:
Số sổ BHXH:
Số điện thoại: Email
Dân tộc: Tôn giáo:
Số tài khoản ... tại ngân hàng:
Trình độ đào tạo:
Ngành nghề đào tạo:
HKTT:
Chỗ ở hiện nay:
Ngày …, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với CÔNG TY … tại địa chỉ: …
Lý do chấm dứt hợp đồng lao động: …
Loại hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động xác định thời hạn
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp 20 tháng.
Nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp (BHXH quận/huyện hoặc qua thẻ ATM):
Kèm theo Đề nghị này là .... và Sổ bảo hiểm xã hội của tôi. Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho tôi theo đúng quy định.
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm …
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
Nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tại đâu?
- Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm quy định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
"1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập."
- Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP cũng hướng dẫn về vấn đề này như sau:
"1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp."
Như vậy, nơi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được xác định là trung tâm dịch vụ việc làm. Người lao động được nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tại bất kì trung tâm dịch vụ việc làm nào mà mình muốn nhận. Vì vậy, để thuận tiện cho quá trình nhận tiền trợ cấp và làm thủ tục thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng, người lao động có thể tùy chọn trung tâm dịch vụ việc làm tại nơi mình sinh sống hoặc nơi trước đây mình làm việc.
Quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH … SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI --------- Số: … /QĐ - LĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- … , ngày … tháng … năm …. |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH .....
- Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Căn cứ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của Ông NGUYỄN VĂN A có số Sổ bảo hiểm xã hội … cấp ngày ..../..../... do … cấp;
- Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ông NGUYỄN VĂN A
Sinh ngày …. tháng …. năm ....
Nơi cư trú:
Số Sổ bảo hiểm xã hội:
Số tài khoản (nếu có): .... tại ngân hàng ....
Tổng số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp: .... tháng
Số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng theo quy định của ông/bà là … đồng
(Số tiền bằng chữ: … đồng)
Nơi nhận trợ cấp:
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tính từ ngày.... đến ngày...
Nơi khám chữa bệnh ban đầu: ....
Điều 2. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm tích cực tìm kiếm việc làm và thực hiện việc thông báo hằng tháng với Trung tâm Giới thiệu việc làm về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …
Điều 4. Các ông/bà Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố … ; Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và ông/bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Lưu VP. |
GIÁM ĐỐC |
Tham khảo:
+ Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp