Đơn tố cáo tố giác tội phạm cần có nội dung gì?

Đơn tố cáo tố giác tội phạm có hai loại:

  1. Tin báo về tội phạm: Đây là những thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền (thường được hiểu là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận xử lý) hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng (ví dụ thông quan qua báo, đài, chương trình truyền hình, …). Đây cũng là nguồn tin để cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành xác minh, xử lý tội phạm theo quy định;
  2. Kiến nghị khởi tố: Đây là kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Ví dụ: Người vay tiền đến hạn không trả, sau đó trốn tránh và không cư trú tại địa phương. Khi đó người cho vay tiền có quyền làm đơn tố cáo đồng thời kiến nghị Viện kiểm sát khởi tố hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người vay tiền.

Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản chuẩn quy định

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN TỐ CÁO

(Xác minh hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản)

Kính gửi: CƠ QUAN ĐIỀU TRA – CÔNG AN …

Tôi tên là: NGUYỄN VĂN A                   Sinh năm:

CMND số: …

Hộ khẩu thường trú: …

Chỗ ở hiện tại: …

Điện thoại: …

Nay tôi làm đơn này kính mong quý cơ quan tiến hành điều tra làm rõ hành vi phạm tội của đối tượng:

Họ và tên: TRẦN VĂN B     Điện thoại

Sinh ngày:                 Quốc tịch: Việt Nam

CMTND số

Hiện đang cư ngụ tại:

Đối tượng này đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể:

……………………

Từ sự việc xảy ra nêu trên, tôi cho rằng Ông B đã lừa đảo tôi và gia đình tôi, vì vậy tôi làm đơn này trình bày hành vi vi phạm pháp luật của B. Kính đề nghị Cơ quan điều tra – Công an ... xác minh làm rõ hành vi của … để xử lý hành vi vi phạm pháp luật đúng người, đúng tôi và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình chúng tôi.

Tôi xin cam kết những gì tôi vừa trình bày là sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì tôi vừa nêu.

Xin chân thành cảm ơn./.

NGƯỜI LÀM ĐƠN

Tải: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo, tố giác tội phạm là của cơ quan nào?

Điều 145 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, Điều 5, Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định về thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác tội phạm của cá nhân như sau:

  • Một là, cơ quan điều tra

Cơ quan điều tra cơ quan công an cấp có thẩm quyền, cơ quan an ninh điều tra công an cấp có thẩm quyền (trừ đội an ninh điều tra cấp huyện) có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác tội phạm, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.

Khoản 5 Điều 163 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra được phân cấp theo thẩm quyền xét xử của Tòa án, ví dụ:

  1. Cơ quan điều tra cấp huyện có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện;
  2. Hoặc Cơ quan điều tra quân sự khu vực có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực;
  3. Hoặc Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh/hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương/hoặc hành vi phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
  • Hai là, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
  1. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có các cơ quan của Bộ đội biên phòng, các cơ quan của Hải quan, các cơ quan của Kiểm lâm, các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan của Kiểm ngư, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
  2. Các cơ quan này có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác tội phạm và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.
  • Ba là, Viện kiểm sát các cấp

Viện kiểm sát các cấp thực hiện tiếp nhận, giải quyết tố giác tội phạm trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC:

b) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.

  • Bốn là, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Hoặc Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác

Đây là những cơ quan được pháp luật trao quyền tiếp nhận tố giác tội phạm. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin tố giác về tội phạm, các cơ quan này có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc tới cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc giải quyết tin tố giác tội phạm theo thủ tục luật định.

Như vậy, có 4 cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác tội phạm là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra hoặc một số cơ quan được trao quyền khác như cơ quan công an xã/đồn công an…

Các chia sẻ nhanh của Luật Trí Nam về đơn tố cáo, tố giác tội phạm hy vọng sẽ hữu ích cho quý vị trong việc tham khảo và áp dụng pháp luật.

Bài viết nổi bật:

+ Tư vấn thành lập doanh nghiệp

+ Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

+ Đăng ký bản quyền thương hiệu