Điều kiện được tham gia nghĩa vụ quân sự mới nhất

Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự (đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi, hoặc đến hết 27 tuổi do hoãn nhập ngũ đi học), không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú… được gọi tham gia nghĩa vụ quân sự (gọi nhập ngũ) khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có lý lịch rõ ràng;
  • Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
  • Có đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
  • Có trình độ văn hóa phù hợp.

(Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015)

Trong đó, về tiêu chuẩn văn hóa, theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

Người không được gọi nhập ngũ muốn tham gia nghĩa vụ quân sự thì làm đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện gửi tới Hội đồng nghĩa vụ quân sự để được xem xét.

Quy định về tuổi nghĩa vụ quân sự chi tiết

Theo quy định hiện nay, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự vẫn là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Riêng trường hợp công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm 27 tuổi. Đây là quy định tại Điều 30 của Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành.

Lưu ý, độ tuổi nhập ngũ được tính từ ngày tháng năm sinh ghi trên giấy khai sinh của công dân cho đến ngày giao quân.

Các tiêu chuẩn sức khỏe cần có khi khám nghĩa vụ quân sự

Theo Điều 31 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi nêu trên, công dân được gọi nhập ngũ phải đáp ứng 04 điều kiện: Lý lịch rõ ràng; tiêu chuẩn về chính trị, sức khỏe, văn hóa.

Trong đó, về tiêu chuẩn về sức khỏe, Thông tư 148/2018/TT-BQP nêu rõ phải có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, riêng những công dân có sức khỏe loại 3 bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị ở các mức độ, bị nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS cũng sẽ không được gọi nhập ngũ.

Thời điểm nào khám nghĩa vụ quân sự năm 2023?

Khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định thời gian khám sức khoẻ từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Như vậy, thời gian khám nghĩa vụ quân sự 2023 sẽ được diễn ra từ ngày 01/11/2022 - ngày 31/12/2022. Công dân sẽ nhận được lệnh gọi khám sức khỏe trước 15 ngày.

Sau khi có kết quả khám sức khỏe, công dân sẽ được gọi nhập ngũ một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì sẽ được gọi lần thứ hai.

Nữ giới được tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Pháp luật không hạn chế việc nữ giới tham gia nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên nghĩa vụ đi nghĩa vụ quân sự chỉ bắt buộc với Nam giới, nữ giới nếu tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ được xem xét phục vụ tại ngũ, cụ thể tại Khoản 2 Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sạu:

  1. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
  2. Để được phục vụ tại ngũ, nữ giới phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như sau:
  • Đủ 18 tuổi trở lên;
  • Có lý lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
  • Có sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc Phòng; không bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị, nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS
  • Có trình độ từ lớp 8 trở lên.

Trốn khám nghĩa vụ quân sự phạt thế nào?

Tiêu chuẩn sức khỏe là một trong các điều kiện quan trọng để tham gia nghĩa vụ quân sự. Do đó, công dân trước khi tham gia nhập ngũ phải tiến hành kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Trường hợp trốn tránh khám sức khỏe sẽ bị xử lý theo quy định.

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự 2023 như sau:

  • Phạt từ 10 - 12 triệu đồng: Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
  • Phạt từ 12 - 15 triệu đồng: Cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
  • Phạt tiền 15 - 20 triệu đồng: Có hành vi gian dối để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe nhằm trốn nghĩa vụ quân sự.
  • Phạt tiền 25 - 35 triệu đồng: Không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là hướng dẫn của Luật Trí Nam về điều kiện tham gia nghĩa vụ của sự của Nam và nữ, hy vọng các chia sẻ sẽ hữu ích cho mọi người trong việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật.

Dịch vụ nổi bật

+ Thành lập công ty trọn gói

+ Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

+ Đăng ký thương hiệu độc quyền