Công chứng di chúc là gì? Di chúc có cần công chứng không?
Di chúc không bắt buộc phải công chứng dù di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, nhà ở. Luật Trí Nam tư vấn lợi ích khi lập du chúc có công chứng, chứng thực để mọi người tiện tham khảo và lựa chọn.
Công chứng, chứng thực di chúc là gì?
Công chứng, chứng thực di chúc là việc lập di chúc tại Văn phòng công chứng, hoặc UBND cấp xã để được cơ quan, tổ chức nói trên xác nhận vào di chúc sau khi lập. Người yêu cầu công chứng, chứng thực di chúc phải trả phí cho cơ quan công chứng theo giá trị di sản thừa kế ghi nhận trong di chúc.
Theo Luật Trí Nam chúng tôi khuyến khích mọi người thực hiện việc công chứng, chứng thực di chúc bởi tổ chức hành nghề công chứng sẽ giúp người lập di chúc rà soát, kiểm tra giá trị pháp lý của di chúc được lập, và tối ưu nội dung phân định di sản trong di chúc. Tuy nhiên quy định pháp luật là rất rõ ràng như sau:
- Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc (Điều 635 Bộ luật dân sự 2015), quy định này chỉ là cơ sở pháp lý để VPCC hoặc UBND cấp xã công chứng hoặc chứng thực di chúc theo yêu cầu của khách hàng.
- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực (Khoản 5 Điều 643 Bộ luật dân sự 2015), như vậy nếu di chúc công chứng, chứng thực không phải bản di chúc sau cùng thì cũng không có hiệu lực phân chia di sản thừa kế.
Như vậy, có cần công chứng di chúc hay không là tùy ở người lập di chúc. Khoản phí công chứng, chứng thực di chúc không nhiều nên người lập di chúc có thể sử dụng khi thấy cần thiết.
Di chúc có cần công chứng không?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc có thể được thể hiện dưới 02 hình thức bằng văn bản hoặc bằng miệng. Các loại di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng.
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
(Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015)
Di chúc lập bằng văn bản được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Lưu ý:
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định nêu trên.
Như vậy, pháp luật không bắt buộc di chúc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ và được người làm chứng lập thành văn bản thì phải có công chứng hoặc chứng thực.
Trường hợp quý vị đang gặp khó khăn trong thủ tục phân chia di sản thừa kế do chưa xác định được hiệu lực của di chúc mà cần trợ giúp của Luật Sư thì đừng ngần ngại liên hệ Luật Trí Nam ngay hôm nay. Chúng tôi chuyên dịch vụ luật sư tư vấn luật thừa kế, phân chia di sản thừa kế và giải quyết tranh chấp thừa kế hiệu quả nên chắc chắn sẽ hỗ trợ được Quý vị nhanh chóng nhận được di sản thừa kế hợp pháp.
Thông tin liên hệ chúng tôi
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.745
Email: hanoi@luattrinam.vn
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 114 Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hiện Luật Trí Nam hỗ trợ tư vấn phân chia thừa kế miễn phí vào các sáng thứ 7, nên rất hân hạnh được hỗ trợ giải đáp cho Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn.
Thủ tục công chứng, chứng thực di chúc như sau:
- Bước 1: Cung cấp thông tin và lịch ký văn bản công chứng cho cơ quan công chứng, chứng thực di chúc.
- Bước 2: Người yêu cầu công chưng di chúc mang theo giấy tờ gốc đến trụ sở VPCC hoặc yêu cầu công chứng viên đến địa điểm mình chỉ định để công chứng.
- Bước 3: Người yêu cầu công chứng ký, điểm chỉ vào di chúc được lập và đóng lệ phí công chứng di chúc.
- Bước 4: VPCC vào sổ thông tin văn bản công chứng và đóng dấu xác nhận lên di chúc để gửi lại người yêu cầu lập di chúc.
- Lưu ý:
- Người nước ngoài công chứng di chúc phải có người có đủ chức năng phiên dịch đi cùng.
- Di chúc công chứng chỉ có hiệu lực khi đó là bản di chúc cuối cùng của người lập di chúc.
Quy định về gửi, giữ di chúc
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
2. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.
3. Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Giữ bí mật nội dung di chúc;
b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.
(Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015)
Quy định về hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
(Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015)
Trên đây là chia sẻ của Luật Trí Nam về di chúc công chứng. Hy vọng các quy định chúng tôi trích dẫn sẽ hữu ích cho quý khách hàng trong việc tham khảo và áp dụng pháp luật.
Nổi bật: