Chi nhánh, VPĐD có tư cách pháp nhân không? [Mới]
“Chi nhánh, văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không? Chi nhánh có được ký hợp đồng không?” là nội dung mọi người rất quan tâm, đặc biệt khi phát sinh giao dịch, hợp đồng với chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của đơn vị khác.
Tư cách pháp nhân là gì?
Đặc điểm quan trọng về tư cách pháp nhân theo Bộ luật dân sự 2015 là “Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập” (Điều 83 BLDS 2015), tức là một tổ chức có tư cách pháp nhân thì được độc lập tham gia giao dịch dân sự chứ không phải nhân danh một tổ chức khác.
Chi nhánh, VPDD là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên dù thành lập chi nhánh hoạch toán độc lập thì chi nhánh cũng chỉ triển khai kinh doanh, giao kết hợp đồng theo ủy quyền của công ty chủ quản. Do vậy, chi nhánh công ty, VPDD công ty không có tư cách pháp nhân.
Chi nhánh có được ký kết hợp đồng không?
Như Luật Trí Nam đã chia sẻ, do không có tư cách pháp nhân nên chi nhánh côngty không thể nhân danh chính mình ký kết hợp đồng với đối tác.
Tuy nhiên, về mặt kinh doanh, chi nhánh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Điều này có thể hiểu là, công ty có thể ủy quyền cho chi nhánh trực tiếp ký hợp đồng thương mại với khách hàng và thực hiện nội dung hợp đồng.
Như vậy, chi nhánh được phép thay mặt công ty ký kết hợp đồng trong trường hợp công ty ủy quyền cho chi nhánh ký kết các hợp đồng đó.
Chi nhánh, VPDD được thực hiện những chức năng gì?
Chắc năng hoạt động của hai tổ chức này là vai trò đơn vụ phụ thuộc sẽ bao gồm:
- Thực hiện chức năng xúc tiến thương mại, xúc tiến hoặc hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Chức năng này bao gồm cả hoạt động giới thiệu, chưng bày sản phẩm của doanh nghiệp để khách hàng dễ tiếp cận.
- Thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc;
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới;
- Riêng với chi nhánh công ty còn được quyền kinh doanh các lĩnh vực công ty đăng ký, công ty ủy quyền cho. VPDD thì không có chức năng kinh doanh và cũng không chuyển đổi được thành chi nhánh trong thời gian hoạt động.
Tranh chấp hợp đồng với chi nhánh giải quyết thế nào?
Chi nhánh và VPDD có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của pháp nhân, hoạt động theo ủy quyền của công ty nên các hợp đồng, giao dịch do chi nhánh xác lập công ty phải chịu trách nhiệm.
Theo khoản 6 Điều 84 Luật doanh nghiệp 2020 “Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.” Do vậy giả định đơn vị bạn đang tranh chấp hợp đồng với chi nhánh công ty A thì chủ thể bên bạn khởi kiện là Công ty A. Trong quá trình giải quyết tranh chấp Công ty A có quyền tiếp tục ủy quyền cho chi nhánh thay mặt giải quyết vụ tranh chấp.
Những quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện Luật Trí Nam chia sẻ hy vọng sẽ hữu ích cho mọi người trong việc tham khảo và áp dụng pháp luật. Chúng tôi nhận dịch vụ thanh lập chi nhánh, VPDD cho doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI, thương nhân nước ngoài. Quý khách hàng cần tư vấn liên hệ ngay:
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.755
Email: hanoi@luattrinam.vn