Các mẫu giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền thông dụng
Giẩy ủy quyền là dạng thỏa thuận dân sự cho cá nhân, tổ chức khác thay mặt giải quyết công việc trong một thời gian và phạm vi nhất định. Giấy ủy quyền thường chỉ ghi nhận nghĩa vụ của bên nhận ủy quyền, nên trường hợp thỏa thuận ủy quyền có ghi nhận việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền thì văn bản ủy quyền thuộc dạng Hợp đồng ủy quyền.
Nội dung giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền thông dụng
Bộ luật dân sự 2015 không quy định Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền phải gồm những nội dung gì mói đảm bảo hiệu lực về hình thức văn bản, do vậy nhiều trường hợp trên thực tế nội dung của Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền giống hệt nhau (Chỉ khác về tiêu đề văn bản). Thông thường nội dung của Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền sẽ có các điểm chính sau
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______*****_______
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
GIẤY ỦY QUYỀN / HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Hôm nay, ngày tháng năm 2021, tại .................. Chúng tôi gồm
I. BÊN UỶ QUYỀN (Bên A)
1. Trường hợp bên ủy quyền là tổ chức: TÊN TỔ CHỨC | Mã số thuế | Địa chỉ | Đại diện |Chức danh :
2. Trường hợp bên ủy quyền là cá nhân: Họ và tên | Ngày sinh | CMTND/ Hộ chiếu | Địa chỉ
II. BÊN ĐƯỢC UỶ QUYỀN (Bên B):
1. Trường hợp bên ủy quyền là tổ chức: TÊN TỔ CHỨC | Mã số thuế | Địa chỉ | Đại diện |Chức danh :
2. Trường hợp bên ủy quyền là cá nhân: Họ và tên | Ngày sinh | CMTND/ Hộ chiếu | Địa chỉ
Đồng ý ký Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền này với những nội dung sau:
Điều 1: Nội dung công việc được ủy quyền
Ví dụ: Bên A ủy quyền cho Bên B thay mặt nhận hàng hóa do Công ty XYZ giao cho Bên A theo hợp đồng số 123/2021/HĐMB.
Điều 2: Thời hạn ủy quyền
Điều 3: Thỏa thuận về phí dịch vụ hoặc thù lao được nhận của người được ủy quyền (Không bắt buộc)
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên ủy quyền (Không bắt buộc)
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận ủy quyền (Không bắt buộc)
Điều 6: Cam kết của các bên.
BÊN UỶ QUYỀN BÊN ĐƯỢC UỶ QUYỀN
Những lưu ý trong thủ tục làm Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền
✔ Ủy quyền sử dụng xe ô tô
Ủy quyền sử dụng xe ô tô là dạng thỏa thuận thường gặp trong việc tổ chức, cá nhân giao xe cho cá nhân để thực hiện công việc như khai thác, sử dụng xe hoặc kinh doanh. Với giá trị tài sản lớn và nhiều phát sinh có thể dẫn đến tranh chấp giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền vì thế văn bản ủy quyền nên lập thành hợp đồng để chi tiết quyền, nghĩa vụ của các bên.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô
✔ Ủy quyền nhận lương hưu
Ủy quyền nhận lương hưu là thỏa thuận xác lập quan hệ ủy quyền liên quan đến nhân thân do đó việc ủy quyền phải được công chứng, chứng thực tại UBND xã phường hoặc văn phòng công chứng. Nội dung giấy ủy quyền nhận lương hưu sẽ có thêm phần xác nhận rõ mẫu chữ ký của người thay mặt ký nhận lương hưu và chi tiết khoản tiền lương hưu của thời gian nào.
✔ Ủy quyền quản lý tài sản, ủy quyền cho thuê xe, ủy quyền cho thuê nhà
Ủy quyền quả lý tài sản thường gặp trong thực tế gồm ủy quyền cho thuê xe, ủy quyền cho thuê nhà, ... là quan hệ ủy quyền không thuộc quyền nhân thân nên được phép lập giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền không công chứng, chứng thực. Việc công chứng chỉ áp dụng khi nội dung công việc được ủy quyền thực hiện thông qua việc công chứng.
Ví dụ: Khi ký hợp đồng thuê nhà công chứng thì giấy ủy quyền/ hợp đồng ủy quyền thay mặt ký hợp đồng cho thuê nhà cũng phải công chứng, chứng thực.
Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà
✔ Ủy quyền của người nước ngoài
Người nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự thường bị hạn chế về mặt ngôn ngữ, do đó khi lập giấy ủy quyền nên ghi nhận thông tin phiên dịch và xác lập rõ việc người nước ngoài đã được nghe phiên dịch đọc đầy đủ nội dung thỏa thuận và hiểu rõ. Nhiều trường hợp khi người nước ngoài ủy quyền hoặc được ủy quyền ký hợp đồng thì hợp đồng có thể bị đối tác tuyên vô hiệu nếu có căn cứ thấy rằng việc ký hợp đồng là do nhầm lẫn, do lừa dối ép buộc.
Hợp đồng ủy quyền nhà đất theo quy định mới
Luật sư chia sẻ riêng quy định về hợp đồng ủy quyền nhà đất bởi đây là dạng hợp đồng tuy đơn giản nhưng lại chịu sự điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật, nhiều luật và bộ luật khách nhau. Khi lập Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền nhà đất Quý vị cần lưu ý những nguyên tắc sau
✔ Thứ nhất, theo luật đất đai 2013 giao dịch liên quan đến chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sẽ bắt buộc phải công chứng, chứng thực nên Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền nhà đất cũng phải công chứng, chứng thực.
✔ Thứ hai, Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền liên quan đến quản lý và khai thác quyền sử dụng đất thường liên quan đến việc thu hoạch hoa màu, lợi nhuận từ tài sản được quản lý nên cần thỏa thuận cụ thể việc phân chia, bảo quản và nghĩa vụ đền bù thiệt hại nếu có. Thỏa thuận như thế sẽ minh bạch và hạn chế tranh chấp về Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền nhà đất.
Xem thêm: Luật đất đai số 45/2013/QH13
Quy định về ủy quyền lại và nghĩa vụ thực hiện công việc được ủy quyền
Ủy quyền lại là thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ thực hiện công việc được ủy quyền từ người được ủy quyền cho bên thứ 3. Để có thể thỏa thuận ủy quyền lại các bên khi giao kết Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền cần lưu ý:
✔ Bên ủy quyền được quyền ghi nhận rõ việc chấp thuận, hay không chấp thuận, hoặc ràng buộc việc không được ủy quyền lại khi thực hiện công việc được ủy quyền trong Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền.
✔ Bên được ủy quyền khi ủy quyền lại phải chịu trách nhiệm theo thỏa thuận tại Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền đã ký với bên ủy quyền nếu bên thứ 3 được ủy quyền lại không hoàn thành công việc được ủy quyền.
✔ Tranh chấp liên quan đến Hợp đồng, giao dịch dân sự giữa bên nhận ủy quyền lại với các cá nhân, tổ chức khác sẽ được Bộ luật dân sự 2015 giải quyết dựa trên xác định phạm vi đại diện của người được ủy quyền lại. Nhiều trường hợp người được ủy quyền lại đã lạm quyền và ký kết hợp đồng vượt quá phạm vi đại diện nên phải tự chịu trách nhiệm với phần nghĩa vụ vượt quá này.
Công ty Luật Trí Nam luôn sẵn sáng tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Quý vị theo yêu cầu. Thông tin liên hệ vui lòng gọi
✔ Báo giá dịch vụ pháp lý gọi: 0934.345.745
✔ Tư vấn pháp luật qua điện thoại: 19006196