Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty nhanh!

Ai không được thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp

Từ 01/01/2021 áp dụng điều 17 Luật doanh nghiệp 2020:

✔  Có 7 đối tượng không được đăng ký thành lập doanh nghiệp, tham gia quản lý doanh nghiệp trong đó có bao gồm: Cán bộ công chức, viên chức. Người đứng tên thành lập doanh nghiệp thì rất dễ xác định bởi đây là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty, còn đối với người tham gia quản lý doanh nghiệp thì “người nắm vai trò gì trong doanh nghiệp được hiểu là người quản lý doanh nghiệp?”. Căn cứ theo khoản 24 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, chủ tịch công ty, chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khách theo quy định tại Điều lệ công ty.

✔  Có hai đối tượng không được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh trong đó bao gồm bao gồm: Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật cá bộ, công chức, viên chức, luật phòng, chống tham nhũng.

+ Theo điều 20 của Luật cán bộ công chức quy định Những việc khác cán bộ, công chức không được làm :

Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

+ Tại Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 có quy định:        

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.        

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.       

 - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.

- Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Công viên chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?

Đối chiếu theo quy định đã nêu thì công chức không được góp vốn thành lập doanh nghiệp, tham gia quản lý doanh nghiệp. Công chức không thuộc trường hợp tại Điều 37 luật phòng, chống tham những được mua cổ phần, nhận chuyển nhượng vốn góp trong các công ty nhưng không được tham gia quản lý điều hành kinh doanh.

Công viên chức có được nhận chuyển nhượng vốn góp, mua cổ phần không?

Công chức không thuộc trường hợp tại Điều 37 luật phòng, chống tham những được mua cổ phần, nhận chuyển nhượng vốn góp trong các công ty nhưng không được tham gia quản lý điều hành kinh doanh.

Doanh nghiệp có công viên chức góp vốn trái quy định bị xử lý thế nào?

Phòng đăng ký kinh doanh cấp GCN đăng ký doanh nghiệp ghi nhận việc thay đổi thành viên, cổ đông, thay đổi người quản lý doanh nghiệp là công chức, viên chức trái quy định của Luật doanh nghiệp 2020 khi phát hiện sai phạm của doanh nghiệp có quyền: Hủy bỏ hiệu lực hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp, đồng thời kiến nghị phòng thanh tra xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp sai phạm.

Do công chức, viên chức không thuộc đối tượng đăng ký thành lập doanh nghiệp nên Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được coi là hồ sơ khai báo gian dối, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp được coi là hành vi hành chính trái luật sẽ bị hủy bỏ hoặc thu hồi. Từ đó các giao dịch dân sự, hợp đồng kinh tế doanh nghiệp giao kết tính đến thời điểm bị phát hiện sai phạm sẽ căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005 để giải quyết theo căn cứ chấm dứt, hủy bỏ hoặc tuyên bố vô hiệu.

Xem thêm: Yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu