Theo quy định trường hợp được từ chối giải quyết hồ sơ sang tên nhà đất quy định tại khoản 11 Điều 7 thông tư 33/2017/TT-BTNMT, cụ thể:

"Điều 11a. Từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Việc từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau:

a) Không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ;

b) Hồ sơ không có đủ thành phần để thực hiện thủ tục theo quy định;

c) Nội dung kê khai của hồ sơ không đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất và hợp lệ theo quy định của pháp luật;

d) Thông tin trong hồ sơ không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký hoặc có giấy tờ giả mạo;

đ) Khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng Thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án; khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất;

e) Không đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

2. Trường hợp có căn cứ từ chối hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải có văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn người nộp hồ sơ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, gửi văn bản kèm theo hồ sơ cho người nộp hoặc chuyển văn bản và hồ sơ đến bộ phận một cửa, Ủy ban nhân dân cấp xã để trả lại cho người nộp."

Vận dụng quy định trên trong thực tế, các bên có thể đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai áp dụng quy định đã nêu để thực hiện các yêu cầu sau:

1. Yêu cầu tạm dừng thủ tục đăng ký biến động đất đai do hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện (như đất chuyển nhượng đang tranh chấp,...)

Ví dụ: Ông A ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho con trai là Anh B để xây nhà làm nơi ở cho Anh B và mẹ anh B là Bà C. Tuy nhiên sau khi chứng thực hợp đồng tặng cho thì Anh B đã nhận đặt cọc để sau này sẽ bán mảnh đất trên cho người khác chứ không xây nhà như đã thỏa thuận với Ông A.

Ông A đã nộp đơn đề nghị ngăn chặn thủ tục đăng ký biến động đất đai trong việc sang tên sổ đỏ từ Ông A sang cho Anh B.

2. Yêu cầu Văn phòng đăng ký đất đai phải giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai do hồ sơ vụ việc không thuộc trường hợp quy định đã nêu.

Ví dụ: Ông A nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai ghi nhận việc Ông A nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ vợ chồng Ông B. Hồ sơ có đủ thành phần theo quy định nhưng không được Văn phòng đăng ký đất đai phải giải quyết. Vì vậy Ông A làm đơn đề nghị cơ quan này phải giải quyết thủ tục cho Ông.

3. Yêu cầu Văn phòng đăng ký đất đai không thực hiện các thủ tục đăng ký đất đai đối với nhà đất theo Biện pháp khẩn cấp tạm thời được Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Còn nhiều trường hợp công dân vận dụng quy định nói trên trong các thủ tục hành chính, thủ tục khởi kiện tranh chấp. Và nếu quý khách hàng đang có vướng mắc cần Luật sư tư vấn để giải quyết hãy liên hệ công ty Luật Trí Nam ngay hôm nay. Chúng tôi là văn phòng luật sư chuyên đất đai chắc chắn sẽ giải quyết nhanh, hiệu quả các yêu cầu mà Quý vị đưa ra.