Thủ tục chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH [Mới nhất]
Chuyển nhượng vốn góp là việc chủ sở hữu, thành viên công ty TNHH bán một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho người khác. Người nhận chuyển nhượng vốn góp sẽ là chủ sở hữu mới, thành viên góp vốn mới của công ty nên thủ tục chuyển nhượng vốn góp hay còn được gọi là thủ tục thay đổi thành viên công ty TNHH.
Vốn góp trong công ty TNHH là gì?
Để hiểu đúng và đủ về thủ tục chuyển nhượng vốn góp, Luật Trí Nam làm rõ khái niệm vốn góp là gì để mọi người nắm bắt. Cụ thể theo quy định tại Khoản 27 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì “Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh”.
Thủ tục chuyển nhượng vốn góp bao gồm:
- Bước 1: Thành viên chuyển nhượng vốn góp chào bán cho các thành viên còn lại
- Bước 2: Trường hợp thành viên cũ công ty không mua thì được chào bán cho thành viên mới.
- Bước 3: Hội đồng thành viên công ty thông qua nội dung chuyển nhượng vốn góp.
- Bước 4: Ký hợp đồng chuyển nhượng vốn góp và thực hiện việc thanh toán tiền chuyển nhượng vốn.
- Bước 5: Thay đổi thành viên công ty, thay đổi tỷ lệ góp vốn công ty theo tỷ lệ vốn góp mới.
- Bước 6: Cấp giấy chứng nhận vốn góp cho các thành viên.
- Bước 7: Kê khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp
Những trường hợp chuyển nhượng vốn góp trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Theo quy định tại Điều 51, 52, 53 Luật doanh nghiệp 2020 thì thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác trong những trường hợp sau:
- Thành viên yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình.
- Thành viên công ty chào bán phần vốn góp cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty;
- Chuyển nhượng cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán;
- Thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;
- Thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ.
Hồ sơ chuyển nhượng vốn góp bao gồm
- Biên bản họp hội đồng thành viên về việc chuyển nhượng vốn góp;
- Quyết định của hội đồng thành viên về việc chuyển nhượng vốn góp;
- Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
- Biên bản thanh lý hoặc các giấy tờ chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng vốn góp;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của bên nhận chuyển nhượng:
- Trường hợp thành viên nhận chuyển nhượng là cá nhân Việt Nam: Bản sao hợp lệ các giấy tờ cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực);
- Trường hợp thành viên nhận chuyển nhượng là cá nhân nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực;
- Trường hợp thành viên nhận chuyển nhượng là tổ chức: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý của doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của Người đại diện theo ủy quyền (Trong trường hợp người chuyển nhượng không trực tiếp đến làm thủ tục chuyển nhượng).
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì “Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.”
Như vậy, trong trường hợp việc chuyển nhượng vốn góp làm ảnh hưởng đến số lượng thành viên (số lượng thành viên giảm còn một người), thì công ty cần phải làm thông báo thay đổi số lượng thành viên góp vốn và thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH một thành viên.
Mức thuế chuyển nhượng vốn góp phải nộp
Thu nhập tăng thêm từ việc chuyển nhượng vốn góp là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân (nếu bên chuyển nhượng là cá nhân) hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu bên chuyển nhượng là tổ chức)
Mức thuế phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế
Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày hoàn tất việc chuyển nhượng, cá nhân chuyển nhượng phần vốn góp phải nộp tờ khai thuế TNCN lên Chi cục Thuế (nơi quản lý thuế của doanh nghiệp).
Tư vấn chuyển nhượng vốn góp uy tín
Luật Trí Nam chuyên tư vấn và thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn góp cho khách hàng với cam kết chính xác, nhanh gọn và uy tín. Chúng tôi có kinh nghiệm lâu năm trong việc:
- Tư vấn chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài.
- Tư vấn chuyển nhượng vốn góp và thanh toán tiền chuyển nhượng bằng tài sản.
- Tư vấn chuyển nhượng vốn góp đúng giá trị thực của phần vốn góp.
- Nhận dịch vụ trọn gói các thủ tục thay đổi thành viên công ty, thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH với giá cạnh tranh và thời gian nhanh nhất.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay. Chúng tôi rất mong được hợp tác.
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.755 - 0934.345.745
Email: hanoi@luattrinam.vn
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.