Thông báo chấm dứt hợp đồng trước thời hạn cần có nội dung gì?
Chấm dứt hợp đồng là phương thức kết thúc các quyền và nghĩa vụ của các bên theo thỏa thuận hợp đồng đã ký. Luật Trí Nam hướng dẫn thông báo chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hợp pháp để Quý doanh nghiệp tham khảo.
Thủ tục thông báo chấm dứt hợp đồng trước thời hạn bao gồm:
- Bước 1: Tiến hành thương lượng với đối tác về việc chấm dứt hợp đồng.
- Bước 2: Ra quyết định chấm dứt hợp đồng.
- Bước 3: Gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho đối tác.
- Bước 4: Đối chiếu và xác nhận công việc hoàn thành, công nợ khi hợp đồng đã chấm dứt.
1. Quy trình thông báo chấm dứt hợp đồng mà Luật Trí Nam kiến nghị khách hàng áp dụng được dựa theo nguyên tắc tôn trọng tự do kinh doanh, thỏa thuận hợp đồng và ưu tiên thiện chí trong đàm phán khi thực hiện hợp đồng.
2. Quy trình giúp tối đa lợi thế của doanh nghiệp giả định phải giải quyết tranh chấp hợp đồng tại một cơ quan tài phán.
Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng bao gồm các nội dung:
- Thông tin ngày tháng năm gửi thông báo.
- Thông tin đơn vị nhận thông báo.
- Thông tin đơn vị gửi thông báo chấm dứt hợp đồng.
- Nội dung tóm tắt việc thực hiện hợp đồng và tồn đọng hiện tại.
- Căn cứ chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Thời điểm chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Kênh tiếp nhận khiếu nại về việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Thông tin người đại diện ký thông báo.
Thông báo chấm dứt hợp đồng cần đảm bảo hình thức và phương thức gửi thông báo tuân thủ đúng thỏa thuận tại hợp đồng hoặc nếu không có thỏa thuận thì áp dụng đúng quy định pháp luật hiện hành.
Ví dụ về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Công ty A và công ty B ký hợp đồng mua bán hàng hóa với thỏa thuận: Công ty B là bên mua hàng phải thanh toán 50% giá trị đơn hàng đặt cọc cùng thời điểm gửi đơn đặt hàng, tuy nhiên công ty B không thực hiện việc thanh toán tiền ứng trước.
Công ty A sau khi nhận được đơn đặt hàng từ Công ty B đã tiến hành thương lượng và yêu cầu Công ty B thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền khi đặt hàng nhưng hai bên đàm phán không thành.
Công ty A sau đó gửi thông báo chấm dứt hợp đồng trước thời hạn tới Công ty B.
Trường hợp chấm dứt hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015
-
Chấm dứt hợp đồng do hợp đồng đã được hoàn thành
- Chấm dứt hợp đồng do hợp đồng đã được hoàn thành được hiểu là khi các bên đã thực hiện đúng và đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình với bên kia. Đối với hợp đồng mà một bên chỉ có quyền, một bên chỉ có nghĩa vụ (hợp đồng đơn vụ) thì hợp đồng sẽ hoàn thành khi bên có nghĩa vụ hoàn thành xong nghĩa vụ của mình.
- Đối với hợp đồng mà các bên chủ thể đều phát sinh quyền và nghĩa vụ với nhau (hợp đồng song vụ) thì hợp đồng sẽ hoàn thành khi tất cả các bên đều đã hoàn thành đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình với bên kia. Nếu chỉ một bên hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình mà bên còn lại chưa thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ thì hợp đồng không được coi là hoàn thành.
- Đây là trường hợp chấm dứt hợp đồng tốt nhất bởi các bên đều đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng của mình.
-
Chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận của các bên
Khi các bên có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng thì khi điều kiện đó đã thỏa mãn thì hợp đồng được chấm dút trừ trường hợp sau:
Điều 417 Bộ luật dân sự 2015: "Không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.”
-
Chấm dứt hợp đồng khi cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện
Ví dụ: Ông B ký hợp đồng lao động với Công ty A. Trường hợp ông B chết thì hợp đồng giữa A và B chấm dứt.
-
Chấm dứt hợp đồng khi bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
Khi thực hiện hợp đồng, các bên có thể hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, mà không phải bồi thường thiệt hại do các bên có thể thỏa thuận hoặc được pháp luật quy định.
Hợp đồng chấm dứt khi bị hủy bỏ:
“Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng
1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
c) Trường hợp khác do luật quy định.
2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
“Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
- Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
- Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
- Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
- Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường.”
-
Chấm dứt hợp đồng khi không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn
- Đối tượng hợp đồng là nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng. Nếu đối tượng của hợp đồng không còn thì hợp đồng chấm dứt nhưng có thể không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng.
- Nếu đối tượng của hợp đồng không còn thì các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng của hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại.
-
Chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật dân sự năm 2015
Điều 420 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản có thể hiểu là trường hợp hoàn cảnh khi thực hiện hợp đồng có sự thay đổi xuất phát từ những nguyên nhân khách quan mà các bên không thể biết trước khi giao kết hợp đồng. Mặc dù bên bị ảnh hưởng đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết, trong khả năng cho phép để giảm thiểu thiệt hại nhưng vẫn không được và nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên.
Do vậy, đây được xem là một trong những trường hợp hợp đồng chấm dứt.
-
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng khác
Bộ luật dân sự 2015 với tư cách là bộ luật chung sẽ đảm bảo sự điều chỉnh của các văn bản luật chuyên ngành về lĩnh vực nhất định và với mỗi lĩnh vực sẽ có những trường hợp đặc biệt được chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng sẽ chấm dứt trong các trường hợp khác do pháp luật quy định ví dụ như hợp đồng trong lĩnh vực lao động, Hợp đồng thương mại, Hợp đồng xây dựng…
Ví dụ: Trong lĩnh vực lao động, Bộ luật lao động 2019 đã có quy định về trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà khi áp dụng chuyên ngành lao động sẽ phải tuân thủ như sau:
“Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
…5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
…11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.”
Tư vấn chấm dứt hợp đồng hợp pháp
Công ty Luật Trí Nam chuyên dịch vụ luật sư kinh tế trợ giúp cho thương nhân, doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi tốt nhất khi thực hiện các hợp đồng kinh tế, dân sự. Chúng tôi nhận tư vấn và đại diện thân chủ giải quyết tranh chấp liên quan đến chấm dứt hợp đồng. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn ngay hôm nay hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0904.588.557
Email: hanoi@luattrinam.vn
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.