Thời hạn giấy phép lái xe ô tô B2, C là bao lâu?
Quy định về thời hạn các loại giấy phép lái xe hiện hành được áp dụng theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Theo đó ngoài trừ giấy phép lái xe A1, A2, A3 có thời hạn không xác định, các giấy phép lái xe ô tô khác có thời hạn như sau:
Dịch vụ hữu ích: Dịch vụ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
Thời hạn bằng lái xe B1
Bằng lái xe ô tô B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam;
(Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp);
Thời hạn bằng lái xe B2, C
✔ Bằng lái xe ô tô A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp;
✔ Bằng lái xe ô tô C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Như vậy, trừ bằng cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh (A1, A2, A3), các loại bằng khác phải xin đổi trước khi hết thời hạn sử dụng.
Bài viết được chúng tôi tổng hợp để giúp ích cho cộng đồng, chúng tôi không triển khai dịch vụ liên quan đến đổi bằng lái xe.
>> Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội giá 1.000K
Phải làm gì khi giấy phép lái xe sắp hết hạn?
Người lái xe chỉ được xem xét cấp đổi giấy phép lái xe khi hết hạn trong trường hợp quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng. Đối với người có bằng lái quá thời hạn sử dụng trên 03 tháng sẽ phải thi sát hạch lại để được cấp lại giấy phép lái xe. Cụ thể,
✔ Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm phải sát hạch lại lý thuyết;
✔ Quá hạn từ 01 năm trở lên phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Như vậy, người lái xe cần lưu ý thời hạn bằng lái của mình. Nếu sắp hết hạn cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ cần thiết để xin đổi bằng.
Có được xin nâng hạng bằng lái xe đồng thời với thủ tục xin cấp đổi
Theo quy định thì giấy phép lái xe bản gốc là một thành phần hồ sơ cần có trong thủ tục xin nâng hạng bằng lái xe ô tô. Do đó nếu thời hạn bằng lái xe sắp hết, hoặc mất giấy phép lái xe thì có thể thực hiện thủ tục xin cấp lại, cấp đổi đồng thời với việc xin nâng hạng giấy phép lái xe ô tô.