Công chứng là gì? Chứng thực là gì? Sao y công chứng là gì?

✔  Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

✔  Chứng thực là việc (i) Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính hoặc chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực. (ii) Cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên giao kết hợp đồng, giao dịch.

Như vậy: Đối với việc giao kết hợp đồng thì công chứng hợp đồng tại văn phòng công chứng và chứng thực hợp đồng tại UBND xã, phường có giá trị tương đương nhau.

Đối với việc sao y bản chính thì thuật ngữ đúng sẽ là: Chứng thực bản chính hoặc sao y bản chính. Mọi người quen gọi là bản sao công chứng tuy chưa phù hợp nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến giá trị của tài liệu trong giao dịch dân sự.

Tư vấn pháp luật qua điện thoại gọi 19006196

Giá trị của bản sao chứng thực: Bản sao y công chứng có thay thế được tài liệu gốc

✔  Theo Luật công chứng thì: “Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

✔  Do đó trong giao dịch dân sự người dân được sử dụng bản sao được chứng thực thay thế cho bản gốc, ngoại trừ các trường hợp pháp luật đã quy định rõ phải sử dụng bản gốc ví dụ: Lưu hành xe phải mang đăng ký gốc,...

✔  Trong trường hợp khi giao dịch dân sự mà bạn cảm nhận tài liệu chứng thực đối tác cung cấp có dấu hiệu làm giả, bản chứng thực không đúng với bản chính thì nên có phương án đề phòng bởi việc chỉnh sửa bản sao đã chứng thực trên thực tế không hiếm gặp, đặc biệt khi đối tác chủ động lừa dối người sẽ giao dịch dịch với họ.

Tham khảo: Hợp đồng vô hiệu do giả tạo

Thời hạn của tài liệu được công chứng, chứng thực

✔  Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

✔  Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

✔  Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

✔  Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

✔  Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

✔  Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Phân biệt tính thật giả của tài liệu chứng thực, xác định giá trị của hợp đồng công chứng là một trong những nội quan trọng trong việc đánh giá chứng cứ giải quyết tranh chấp hợp đồng. Với vai trò luật sư kinh tế chuyên bào chữa giải quyết tranh chấp kinh tế, Luật Trí Nam nhận triển khai dịch vụ luật sư cam kết uy tín, hiệu quả, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho thân chủ trong tranh chấp hợp đồng. Quý khách hàng khi có vướng mắc hãy liên hệ Luật sư Trí Nam để được tư vấn.

Tham khảo: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng