Người chưa thành niên là gì?

Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Căn cứ theo thể chất của người Việt Nam, pháp luật lấy mốc 18 tuổi là căn cứ xác định một cá nhân là người chưa thành niên hay không.

Quy định về người chưa thành niên như sau:

“Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Hướng dẫn xác lập giao dịch dân sự cho người chưa thành niên

Người chưa thành niên khi vi phạm pháp luật sẽ chỉ bị xử phạt theo cách thức gồm:

  • Phạt cảnh cáo

Là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

  • Phạt tiền

Là hình thức xử phạt buộc người vi phạm phải nộp một khoản tiền tương ứng với hành vi vi phạm. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp pháp luật có quy định mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực nhất định.

Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi có thể phải chịu hình thức xử phạt này tuy nhiên, mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức

  • Trong người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý (Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).