Quy trình mở quán ăn tại chung cư

  • Bước 1: Khảo sát loại giấy phép kinh doanh cần xin trước khi thuê địa điểm
  • Bước 2: Ký hợp đồng thuê mặt bằng kèm yêu cầu bên cho thuê hỗ trợ giấy tờ
  • Bước 3: Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể để kinh doanh
  • Bước 4: Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh quán ăn

Quy trình này giúp với vai trò chủ nhà hàng bạn sẽ nắm được thực tiễn quản lý nhà nước tại địa bàn bạn dự định kinh doanh, và từ đó lựa chọn loại giấy phép đủ điều kiện kinh doanh cho phù hợp.

Ví dụ: Theo quy định quán ăn phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ngoại trừ việc cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ (Theo nghị định 105/2018). Như vậy, bạn sẽ căn cứ vào loại giấy phép của các cơ sở kinh doanh cùng quy mô đang thuê tại chung cư này để xem mình có cần xin giấy phép trên hay không.

Thông thường với việc kinh doanh tại chân đế chung cư thì yêu cầu xin giấy phep là bắt buộc do khu vực này mật độ dân cư đông dẫn đến cảm quan quy mô kinh doanh của các hộ kinh doanh đều không thuộc loại nhỏ lẻ.

Thuê mặt bằng mở nhà hàng cần lưu ý những gì?

  • Địa điểm kinh doanh hàng ăn đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả kinh doanh, điều kiện về địa điểm kinh doanh còn là mấu chốt trong việc xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng theo quy định.
  • Kinh nghiệm mở nhà hàng trước khi chọn lựa mặt bằng phù hợp cho nhà hàng của anh chị, cần phải xác định thật rõ đối tượng khách hàng tiềm năng. Chẳng hạn kinh doanh nhà hàng Hàn Quốc, buffet cần chọn vị trí ở những nơi giải trí, trung tâm thương mại, khu vực giới trẻ, dân văn phòng nhiều.
  • Nếu là nhà hàng gia đình, anh chị cần tìm địa điểm ở nơi có mật độ người dân cao, chung cư… Việc khoanh vùng xác định chính xác sẽ tránh được việc mở cửa hàng ở nơi những người không có nhu cầu.
  • Sau khi lựa chọn được nơi thích hợp, anh chị cần phải lập bảng kế hoạch về diện tích và không gian quán rõ ràng. Chẳng hạn như khu vực bếp, kho, quầy thu ngân, chỗ để xe, nhà vệ sinh cần bao nhiêu diện tích, nhà hàng có lối thoát hiểm và lối đi hông hay không. Trên hết là khu vực chỗ ngồi phải thoáng mát và đầy đủ ánh sáng, tạo sự thoải mái cho khách hàng dùng bữa.

Chuẩn bị vốn để mở nhà hàng ăn uống

  • Việc dự trù một khoản chi phí cụ thể khi kinh doanh là một trong những kinh nghiệm mở nhà hàng được nhiều người quan tâm nhất. Anh chị cần chuẩn bị cho mình một bảng dự toán cho nhà hàng bao gồm  tiền vốn, tiền lãi, tiền lỗ đầy đủ trong thời gian đầu thực hiện.
  • Trong đó ở khâu setup, anh chị cần liệt kê những vật dụng từ quầy để đồ ăn, bếp núc, bàn ghế, đồ trang trí, vật dụng decor,…  Sau đó là thuê mặt bằng, tiền nguyên liệu, chi phí marketing, lương thưởng nhân viên – đầu bếp, điện nước, phí rủi ro, phí phát sinh… Việc có một bảng dự toán chi phí mở nhà hàng liệt kê đầy đủ sẽ giúp anh chị nhận thức rõ được số vốn phải chuẩn bị.
  • Tuỳ theo mô hình nhà hàng cao cấp đến bình dân sẽ có mức phí khác nhau từ 200 – 300 triệu đến vài tỷ đồng.

Kinh nghiệm mở nhà hàng thành công

Với góc nhìn của một người quản lý kinh doanh, kinh nghiệm mở quán ăn được đúc kết theo các vấn đề quan trọng sau đây:

  • Xác định phân khúc khách hàng

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu ăn uống của con người cũng đang dần được nâng cao và đòi hỏi khắt khe hơn. Bạn cần phải xác định rõ đối tượng mục tiêu tuỳ theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích và mô hình nhà hàng đặc thù mà lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp.

Ngoài ra cần tìm hiểu về những đối thủ cạnh tranh, sau đó phân tích và cải tiến để đáp ứng mong muốn của khách hàng, điều này sẽ khiến công việc kinh doanh nhà hàng được thuận lợi hơn. 

  • Lựa chọn mô hình kinh doanh

Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ăn uống có rất nhiều hình thức khác nhau như:

  1. Nhà hàng sang trọng
  2. Nhà hàng gia đình
  3. Nhà hàng buffet
  4. Nhà hàng chay
  5. Nhà hàng tiệc cưới…

Một trong những kinh nghiệm mở nhà hàng thường thấy nhất là lựa chọn chính xác mô hình nhà hàng, điều đó sẽ giúp anh chị định hướng rõ nét hơn về phong cách trang trí về sau, các món ăn sẽ phục vụ, phương hướng marketing,… những việc này phần nào sẽ tiết kiệm thời gian,công sức, việc kinh doanh thuận lợi hơn.

  • Cơ sở vật chất và thiết bị mở nhà hàng ăn uống

Để một nhà hàng đủ tiêu chuẩn khi kinh doanh anh chị phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị gồm bàn ghế, hệ thống đèn, hệ thống điện nước, đồ dùng nhà bếp… phù hợp với từng mô hình nhà hàng. Chú ý thiết kế bếp nhà hàng hợp phong thủy để hỗ trợ chiêu lộc hút tài, kinh doanh thuận lợi.

Trong đó, khu vực đón khách, khu vực dùng bữa và nhà bếp là ba nơi cần được quan tâm hàng đầu. Khu để xe cần thông thoáng, không chắn lối đi, khu vực phục vụ cần được ước tính trước số lượng khách để sắm sửa bàn ghế, khăn trải bàn, bình hoa, dụng cụ ăn uống hợp lý.

  • Phương hướng thiết kế, trang trí nhà hàng
  1. Ngoài việc chuẩn bị những món ăn ngon cho khách hàng, thì việc trang trí thiết kế không gian là một điểm cộng rất lớn để thực khách quay trở lại quán. Kinh nghiệm mở nhà hàng thành công nằm một phần rất lớn ở việc thiết kế nội thất phù hợp với thị hiếu khách hàng mục tiêu.
  2. Chẳng hạn nhà hàng tiệc cưới cần trang trí sang trọng với 1-2 tông màu tương phản hoặc hài hoà với nhau, nhà hàng Hàn Quốc sẽ setup bố cục theo hướng truyền thống với những bàn nướng riêng biệt, nhà hàng buffet phải sắp xếp bàn ghế theo từng nhóm khách hàng, khu vực rộng rãi tránh va chạm và có không gian quầy line thông thoáng….
  3. Trên hết, anh chị cần tìm hiểu và trao đổi thật kỹ với người thiết kế để tạo nên một phong cách riêng biệt cho nhà hàng, đồng thời sử dụng vài mẹo phong thuỷ để việc làm ăn phát đạt hơn.
  • Kinh nghiệm thiết lập menu nhà hàng và định giá món ăn
  1. Thiết kế thực đơn món ăn được xem là một trong những cách tạo sự độc đáo và thể hiện đẳng cấp của một nhà hàng. Các món ăn trong menu phải được sắp xếp từ khai vị cho đến món phụ, món chính, theo từng loại món ăn như đồ rừng, đồ biển, hải sản, đồ chay…
  2. Thực đơn cần được trình bày rõ ràng, trang trí đẹp mắt theo phong cách trang trí chủ đạo,  giá tiền đầy đủ để khách hàng có thể xem xét và lựa chọn.
  3. Ngoài ra, để cân đối giá cả cho món ăn, theo kinh nghiệm mở nhà hàng từ những người kinh doanh thành công, họ sẽ quy định giá cao hơn tiền nguyên vật liệu từ 30-35% và tuỳ theo món ăn sẽ đong đếm khẩu phần hợp lý theo mùa vụ.
  • Kinh nghiệm tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhà hàng

Nếu những kinh nghiệm mở nhà hàng ở phía trên giúp anh chị thu hút khách hàng đến nhà hàng trong lần đầu thì việc tuyển chọn nhân sự phù hợp sẽ khiến nhà hàng phát triển dài hạn. Để có một hệ thống trơn tru trong việc phục vụ thực khách cần tuyển dụng nhân viên có đầy đủ chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc.

Dù nhà hàng có quy mô lớn hay nhỏ thì từ đầu bếp, quản lý đến nhân viên phục vụ  phải được đào tạo kỹ lưỡng, chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn của ngành F&B. Thái độ nhân viên sẽ là một trong những chìa khóa quan trọng giúp nhà hàng tạo dựng nên các mối quan hệ lâu bền với các thực khách.

  • Marketing và quảng bá nhà hàng
  1. Với thời đại công nghệ số phát triển như ngày nay, việc đưa hình ảnh những món ăn hấp dẫn từ nhà hàng đến với khách hàng không còn quá khó khăn như thời kỳ trước.
  2. Có rất nhiều hình thức quảng bá, tiếp cận khách hàng khác nhau như sử dụng mạng xã hội, fanpage, qua các kênh review ẩm thực, sử dụng các chương trình khuyến mãi hay tạo website với những bài viết thông tin đến với mọi người.
  3. Kế hoạch marketing của nhà hàng sẽ được xây dựng dựa vào những nghiên cứu về sở thích, thói quen của đối tượng mục tiêu và khác nhau tùy từng loại mô hình nhà hàng.

Trên đây là chia sẻ của Luật Trí Nam về kinh nghiệm mở quán ăn theo góc độ pháp lý và quản lý kinh doanh. Hy vọng các chia sẻ sẽ hữu ích cho quý khách hàng trong việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật.

Tham khảo

+ Thủ tục mở nhà hàng

+ Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

+ Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm