Mẫu hợp đồng tặng cho vốn góp mới nhất
Hợp đồng tặng cho vốn góp cần có những nội dung gì? Hướng dẫn thủ tục tặng cho vốn góp theo quy định hiện hành và cách tính thuế khi tặng cho vốn góp.
Mẫu hợp đồng tặng cho vốn góp mới nhất
HỢP ĐỒNG TẶNG CHO VỐN GÓP
(Số 01/20.../HĐTC)
HỢP ĐỒNG TẶNG CHO VỐN GÓP này (sau đây gọi là “Hợp đồng”) được lập vào ngày tháng năm 20..., bởi và giữa các bên sau đây:
I. Bên tặng cho (sau đây gọi là “Bên A”)
1. Đối với cá nhân: Họ và tên | Ngày sinh | Số CMTND/CCCD | HKTT
2. Đối với tổ chức: Tên tổ chức | Mã số thuế | Địa chỉ | Đại diện
II. Bên được tặng cho (sau đây gọi là “Bên B”)
1. Đối với cá nhân: Họ và tên | Ngày sinh | Số CMTND/CCCD | HKTT
2. Đối với tổ chức: Tên tổ chức | Mã số thuế | Địa chỉ | Đại diện
(Bên A và Bên B sau đây gọi là các Bên)
XÉT RẰNG:
✔ CÔNG TY TNHH ..... (sau đây gọi là “Công ty”), một công ty thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số đã được cấp, Công ty có vốn điều lệ là 1.000.000.000 (Một tỷ) đồng.
✔ Trong đó:
+ Bên A là chủ sở hữu Công ty
+ Bên A mong muốn tặng 100 % phần vốn góp của mình cho Bên B. Bên B mong muốn được nhận Phần vốn góp nói trên thuộc sở hữu của Bên A tại Công ty trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng này.
DO VẬY, sau khi xem xét lợi ích của các Bên trên cơ sở pháp luật Việt Nam, các Bên thỏa thuận như sau:
Điều 1. Đối tượng của Hợp đồng
Trên cơ sở các điều kiện và điều khoản của Hợp đồng này, Bên A đồng ý tặng 100% phần vốn góp cho Bên B và Bên B đồng ý nhận 100 % Phần vốn góp của Bên A (Sau đây gọi là “Phần vốn góp”). (Với giá trị ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 1.000.000.000 (Một tỷ) đồng kèm theo tất cả quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đối với Phần vốn góp tính đến thời điểm ký Hợp đồng này mà không bị ràng buộc bởi các khiếu nại, thỏa thuận cầm cố, thế chấp và hạn chế khác.
Điều 2. Thời điểm hoàn tất tặng cho phần vốn góp
2.1. Việc tặng cho Phần vốn góp theo Hợp đồng này được các Bên xác nhận là đã hoàn tất tại thời điểm ký Hợp đồng này.
Điều 3. Cam kết của Bên A
Bên A cam kết với Bên B như sau:
3.1. Bên A hiện là Chủ sở hữu hợp pháp đối với Phần vốn góp tặng cho mà không bị ràng buộc hoặc hạn chế bởi bất kỳ các giao dịch cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh nào và không tham gia thỏa thuận nào làm phát sinh quyền của bên thứ ba đối với Phần vốn góp tặng cho tại thời điểm các Bên ký kết Hợp đồng này.
3.2. Phần vốn góp nêu trên đủ điều kiện tặng cho theo Điều lệ của Công ty và quy định pháp luật Việt Nam có liên quan tại thời điểm hai bên ký Hợp đồng này;
3.3. Tạo mọi điều kiện cho Bên B hoàn tất các thủ tục liên quan đến Phần vốn góp được tặng cho như đã thỏa thuận giữa các bên và thực hiện các thủ tục cần thiết (bao gồm việc thông qua và ký mọi tài liệu có liên quan) để ghi nhận quyền sở hữu của Bên B đối với Phần vốn góp tặng cho theo quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Điều 4. Cam kết của Bên B
Điều 5. Thuế
Điều 6. Giải quyết tranh chấp
Bất kỳ vấn đề nào không quy định tại Hợp đồng này hoặc quy định không rõ ràng, hoặc liên quan đến việc diễn giải, không thống nhất, bất đồng, tranh chấp nảy sinh liên quan đến bất kỳ điều khoản nào của Hợp đồng sẽ được các Bên nỗ lực giải quyết trước tiên thông qua thương lượng, đàm phán trên cơ sở thiện chí giữa các Bên. Tuy nhiên, trong trường hợp các Bên liên quan không thể giải quyết, thì các vấn đề không thống nhất, tranh chấp, bất đồng trên sẽ được đưa ra giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam theo thủ tục tố tụng chung.
Điều 7. Điều khoản cuối cùng
7.1 Hợp đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và có hiệu lực kể từ ngày ký.
7.2 Hợp đồng này được lập thành 03 (ba) bộ gốc bằng tiếng tiếng Việt có giá trị như nhau. Mỗi Bên giữ 01 (một) bộ, 01 (một) bộ lưu tại trụ sở Công ty.
ĐỂ LÀM BẰNG, dưới sự chứng nhận của công ty và các Bên, thông qua người đại diện có thẩm quyền của mình đã ký Hợp đồng này vào ngày, tháng, năm ghi ở trang đầu tiên của Hợp đồng.
Bên A Bên B
Tham khảo: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh
Tặng cho vốn góp phải chịu những khoản thuế nào?
Theo quy định thì thành viên nhận tặng cho vốn góp là cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN), còn thành viên nhận tặng cho vốn góp là công ty, tổ chức phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Do đó xác định đối tượng được tặng cho vốn góp sẽ giúp công ty TNHH có phần vốn được các thành viên tặng cho nhau chấp hành đúng các quy định pháp luật.
Các tính thuế tặng cho vốn góp trong công ty TNHH
✔ Mức thuế TNCN khi bên nhận tặng cho vốn góp là cá nhân
- Đối với người nhận tặng cho vốn góp: Theo điểm b khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì việc nhận tặng cho vốn góp được xem là khoản thu nhập chịu thuế và người được tặng cho vốn góp phải nộp thuế TNCN.
- Căn cứ tính là thu nhập tính thuế và thuế suất, trong đó:
- Thu nhập tính thuế: Là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu phần vốn góp.
- Thuế suất: Áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất (10%)
✔ Mức thuế TNDN khi bên nhận tặng cho vốn góp là công ty, tổ chức
Căn cứ Điều 11 nghị định 129/2013/NĐ-CP thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày việc tặng cho vốn góp được hoàn thành doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn cho cơ quan quản lý thuế.
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế X 20%
+ Trong đó thu nhập tính thuế từ tặng cho vốn góp được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng - Giá mua của phần vốn chuyển nhượng - Chi phí chuyển nhượng
+ Vì là tặng cho vốn góp nên giá chuyển nhượng sẽ là 0đồng. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu như vậy việc tặng cho vốn góp mà bên nhận tặng cho là công ty, tổ chức sẽ không phát sinh việc nộp thuế?
Có được tặng cho vốn góp cho người nước ngoài?
Hiện tại, nội dung này đang được nhiều ý kiến tranh luận bởi theo Luật đầu tư 2020 thì hình thức đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài chỉ bao gồm: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư theo hướng góp vốn mua cổ phần; Đầu tư theo các hình thức hợp đồng BCC. Vậy nhà đầu tư nước ngoài có được nhận tặng cho vốn góp?
Tham khảo: Vướng mắc khi chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài