Nhượng quyền thương mại là quy trình chuyển giao theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định. Ví dụ: Hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực nhà hàng, quán ăn, quán cafe, ...

Hoạt động nhượng quyền thương hiệu chỉ là một phạm trù nhỏ trong quy định về nhượng quyền thương mại. Thỏa thuận nhượng quyền thương hiệu áp dụng theo Bộ luật dấn sự 2015 và Luật sở hữu trí tuệ.

Pháp luật hiện hành quy định về điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại theo Điều 5 nghị định 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại 2005 như sau:

“Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.

Lưu ý: Điều 6, 7 nghị định 35/200/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh nhượng quyền đã bị bãi bỏ theo nghị định 08/2018/NĐ-CP. Nghị định 35 cũng quy định về nghĩa vụ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại điều 17 như sau:

“Điều 17. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

1. Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.

2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.”

Thực tế tiêu chí hoạt động ít nhất 01 năm được các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng khá linh hoạt để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh.

Ví dụ: Khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp mới hiện nay bạn được đăng ký luôn ngành nghề “Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực nhà hàng, ...” Phòng ĐKKD không yêu cầu công ty hoạt động trên 01 năm mới cho đăng ký như trước đây.

Vậy nếu chuỗi nhượng quyền chưa được 01 năm thì hợp đồng nhượng quyền thương mại có vô hiệu không, việc giao kết hợp đồng nhượng quyền vi phạm những quy định pháp luật nào? Đây là vấn đề pháp lý được rất nhiều khách hàng đề nghị được tư vấn gửi tới Công ty Luật Trí Nam. Chúng tôi với kinh nghiệm lâu năm tư vấn pháp luật thường xuyên cho các chuỗi nhượng quyền nhập khẩu từ nước ngoài, và các chuỗi nhượng quyền tại Việt Nam luôn đảm bảo việc tư vấn chính xác và đầy đủ cho khách hàng.

Tư vấn soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại

Pháp luật quy định hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được các bên lập thành văn bản và có đủ các nội dung quy định tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP hướng đẫn Luật thương mại 2005.

“Điều 11. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Nội dung của quyền thương mại.

2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.

3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.

4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.

5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.”

Công ty Luật Trí Nam sẽ giúp cho quý khách hàng chấp hành đúng các quy định pháp luật để việc soạn thảo và ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại hợp pháp. Chúng tôi đảm bảo:

  • Soạn thảo hợp đồng phù hợp với hoạt động kinh doanh thực tế.
  • Soạn thảo điều khoản giúp cân bằng lợi ích tạo thuận lợi cho việc giao kết hợp đồng nhượng quyền.
  • Đảm bảo nội dung hợp đồng chặt ché, có đủ các điều khoản để các bên buộc thực hiện đúng thỏa thuận hợp đồng.

Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ pháp lý ngay hôm nay hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0934.345.745

Email: hanoi@luattrinam.vn