Tư vấn thành lập công ty uy tín!

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?

Như Luật Trí Nam đã nêu ở trên, hồ sơ thành lập công ty và hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hay cách gọi cũ là hồ sơ đăng ký kinh doanh đều chỉ chung cho việc chuẩn bị tài liệu để thực hiện một thủ tục là thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới. Vì vậy “hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm những gì?” cũng là vấn đề các bạn đang tìm hiểu trong hướng dẫn này nhé.

Theo quy định mới tại nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được hướng dẫn theo từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, theo đó hồ sơ thành lập công ty cổ phần có thành phần và sử dụng biểu mẫu khác với hồ sơ thành lập công ty TNHH, và hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân. Do đó để tiện cho việc tham khảo thì quý vị căn cứ vào lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh để xem hướng dẫn về hồ sơ thành lập công ty cho phù hợp.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm

  1. Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH một thành viên (Phụ lục I-2 Thông tư 01/2021);
  2. Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên.
  3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu).
  4. Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp.
  5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  6. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
  7. Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục

Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên bao gồm

  1. Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên (Phụ lục I-3 Thông tư 01/2021);
  2. Điều lệ công ty TNHH hai thành viên;
  3. Danh sách thành viên công ty (Phụ lục I-6 Thông tư 01/2021);
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu);
  5. Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp; Văn bản ủy quyền của tổ chức cho cá nhân quản lý phần vốn góp;
  6. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  7. Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm

  1. Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần (Phụ lục I-4 Thông tư 01/2021);
  2. Điều lệ công ty cổ phần;
  3. Danh sách cổ đông công ty (Phụ lục I-7 Thông tư 01/2021);
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ đông công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu);
  5. Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp; Văn bản ủy quyền của tổ chức cho cá nhân quản lý phần vốn góp;
  6. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  7. Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục.

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh (Phụ lục I-5 Thông tư 01/2021);
  2. Điều lệ công ty hợp danh;
  3. Danh sách thành viên công ty hợp danh (Phụ lục I-9 Thông tư 01/2021);
  4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu);
  5. Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp; Văn bản ủy quyền của tổ chức cho cá nhân quản lý phần vốn góp;
  6. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  7. Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục.

Kinh nghiệm soạn hồ sơ thành lập công ty

  • Chuẩn bị thông tin trước khi soạn thảo hồ sơ thành lập công ty:

Các thông tin mà bạn cần chuẩn bị để tiến hành điền vào giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm tối thiểu các thông tin dưới đây, bạn cần tìm hiểu chính xác và điền thông tin đúng và đủ vào hồ sơ thành lập công ty.

- Chuẩn bị tìm một cái tên công ty đúng luật, hay, không bị trùng lặp với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên hệ thống đăng ký doa+nh nghiệp quốc gia. Khi đặt tên công ty thì phải lựa chọn tên công ty không được trùng lặp, không thuộc điều cấm của luật doanh nghiệp hiện hành. Khi đặt tên công ty nên lựa chọn tên doanh nghiệp đơn giản,dễ nhớ, gần gũi và gợi nhớ tới dịch vụ, sản phẩm mà công ty mình cung cấp tới khách hàng, ngắn gọn xúc tích, gây ấn tượng mạnh với khách hàng ngay lần đọc đầu tiên thì càng tốt. Như vậy mới dễ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và được nhiều người biết đến.

- Chuẩn bị địa chỉ công ty an toàn, được phép đăng ký kinh doanh, không thuộc những nơi bị cấm đặt địa chỉ doanh nghiệp. Không nằm ở khu vực căn hộ chung cư vì ở đó chỉ có chức năng để ở chứ không có chức năng đăng ký kinh doanh. Trừ trường hợp căn hộ nằm ở khu kinh doanh thương mại thì bạn phải xuất trình văn bản chứng minh khu đó được phép đăng ký kinh doanh.

- Chuẩn bị mức vốn điều lệ cần đăng ký thành lập công ty. biết được mức vốn tối thiểu, mức vốn tối đa để thành lập công ty là bao nhiêu. Những ngành nghề kinh doanh thông thường thì không giới hạn tối thiểu tối đa mức vốn. Tuy nhiên một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định như kinh doanh bất động sản thì yêu cầu vốn 20 tỷ VNĐ mới được phép đăng ký ngành này.

- Lưu ý về thời hạn góp đủ vốn điều lệ là không quá 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để doanh nghiệp bị tránh bị phạt. Quá thời hạn này nếu doanh nghiệp chưa góp đủ vốn thì cần điều chỉnh mức vốn điều lệ về đúng với mức vốn góp của các thành viên góp thực tế.

- Chuẩn bị lựa chọn người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Tối thiểu đủ 18 tuổi, và để kinh doanh thành công thì người đại diện theo pháp luật cần có kinh nghiệm và năng lực quản lý ở lĩnh vực công ty dự tính thành lập. Có thể thuê người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp.

  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh đăng ký công ty

- Việc ghi ngành, nghề kinh doanh trong đăng ký doanh nghiệp lựa chọn theo Phụ lục I và II Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam áp dụng từ 20/08/2018.

- Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong phạm vingành, nghề chi tiết đã ghi.

- Việc ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết không có trong phụ lục II quyết định số 27 thì, ngành nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Tham khảo: Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

- Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền khẳng định doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

  • Cách nộp hồ sơ thành lập công ty

Tại Hà Nội thống nhất áp dụng nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp online quan cổng thông tin điện tử quốc gia. Chủ doanh nghiệp chỉ phải đến Phòng ĐKKD để nộp hồ sơ giấy khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã được chấp thuận hợp lệ. Sau khi nộp hồ sơ giấy chủ doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là một số chia sẻ mẫu hồ sơ thành lập công ty. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty ngay hôm nay hãy liên hệ Luật sư Trí Nam. Chúng tôi rất mong được đồng hành với Quý khách hàng trong thời gian sớm nhất.

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0934.345.755 - 0934.345.745

Email: hanoi@luattrinam.vn

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói