Tranh chấp kinh doanh thương mại là gì?

Tranh chấp trong kinh doanh thương mại (hay tranh chấp thương mại) là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Tranh chấp kinh doanh thương mại bao gồm:

  • Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.
  • Căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp: tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên.
  • Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp: tranh chấp thương mại gồm tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đâu tư, tài chính...
  • Căn cứ vào quá trình thực hiện: tranh chấp thương mại bao gồm các tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp: tranh chấp thương mại bao gồm: tranh chấp thương mại hiện tại và tranh chấp thuơng mại trong tương lai.

Chủ thể tranh chấp kinh doanh thương mại bao gồm:

  • Chủ yếu là tranh chấp giữa các thương nhân (cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh) với nhau.
  • Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp trong kinh doanh, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp trong kinh doanh, như:
  1. Tranh chấp giữa công ty và thành viên của công ty;
  2. Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty,
  3. Hay tranh chấp về giao dịch giữa một bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật Thương mại.

Hệ thống pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh là một thể thống nhất, bao gồm các quy định chung của pháp luật về hợp đồng (còn gọi pháp luật hợp đồng dân sự) và các quy định của pháp luật về từng lĩnh vực của hoạt động kinh doanh (các quy định riêng về từng lĩnh vực hợp đồng trong kinh doanh).

Các quy định chung của pháp luật về hợp đồng bao gồm các quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn Bộ luật Dân sự liên quan đến hợp đồng, như: Những quy định chung, chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, các quy định về tài sản, thời hạn, thời hiệu; giao dịch dân sự; đại diện và uỷ quyền; nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; trách nhiệm dân sự; các hợp đồng dân sự thông dụng.

Các quy định riêng của pháp luật về từng lĩnh vực hợp đồng được quy định trong các văn bản pháp luật, như: Luật Thương mại; Luật Đầu tư; Luật Xây dựng; Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật Viễn thông; Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Đất đai; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Nhà ở; các luật về vận chuyển như Luật Hàng không dân dụng, Bộ luật Hàng hải, Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông thuỷ nội địa...

Khi áp dụng pháp luật điều chỉnh một quan hệ hợp đồng cụ thể, ngoài các nguyên tắc áp dụng pháp luật nói chung, cần lưu ý nguyên tắc áp dụng phối hợp luật chung và luật luật chuyên ngành, theo đó:

  1. Luật chuyên ngành có quy định thì áp dụng luật chuyên ngành;
  2. Luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng quy định của luật chung;
  3. Luật chuyên ngành và luật chung cùng quy định về một vấn đề thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành.

Chế tài giải quyết tranh chấp trong thương mại

Phần chế tài trong Luật Thương mại năm 2005 được bổ sung thêm hai loại chế tài là tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng. Mối quan hệ giữa các chế tài cũng được xác định rõ để tạo thuận lợi cho việc áp dụng. Đồng thởi, chia hành vi vi phạm hợp đồng làm hai loại, vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản. Việc đưa ra khái niệm về hai loại vi phạm này là cơ sở quan trọng để quyết định việc áp dụng các chế tài trong thương mại.

Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung hai chế tài mới là tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng. Các chế tài như tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy hợp đồng chỉ áp dụng đối với vi phạm cơ bản. Và điều quan trọng nhất là, Luật Thương mại năm 2005 đã thừa nhận các biện pháp chế tài khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. Mối quan hệ giữa các chế tài cũng được xác định rõ để tạo thuận lợi cho việc áp dụng.

Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại hiệu quả nhất

Theo Luật Trí Nam hòa giải trong khởi kiện tranh chấp thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất bởi:

  • Rất ít bên vi phạm thiện chí thương lượng khi nghĩa vụ và các chế tài họ phải gánh chịu lớn. Do đó đàm phám là phươngthức chúng tôi luôn ưu tiên áp dụng nhưng cũng là cách thức để củng cố chứng cứ chuẩn bị khởi kiện tranh chấp đến cơ quan tài phán.
  • Khởi kiện tranh chấp tại Tòa án, Trọng tài theo Luật Trí Nam là cách thức giải quyết tranh chấp văn minh giữa các bên, nó vừa phòng tránh các mâu thuẫn xã hội, lại giúp cho các bên nghiêm túc căn nhắc về cái được, cái mất khi vụ tranh chấp được phấn xử. Do đó các bên sẽ thiện chí thương lượng và nghiêm túc đưa ra phương án hoa giải hơn.
  • Đây chính là lý do đa số các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại được Luật sư Trí Nam giải quyết đều kết thúc bằng việc hòa giải thành tại Tòa án, hoặc Trung tâm trọng tài. Trường hợp bên vi phạm cố tình bất hợp tác thì việc khởi kiện đến cùng để ra một phán quyết đúng pháp luật nhanh nhất là cách thức chúng tôi triển khai.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Như chúng tôi đã chia sẻ, Công ty Luật Trí Nam cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại Toà Án, Trung Tâm Trọng Tài uy tín. Chúng tôi có kinh nghiệm dày dặn trong việc:

  1. Tư vấn hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng gia công hàng hóa, hợp đồng đại lý, Hợp đồng dịch vụ... Quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng, xử lý vi phạm, buộc bồi thường, đình chỉ, huỷ bỏ hợp đồng.
  2. Tư vấn luật về cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải(nếu có);
  3. Hướng dẫn và đại diện cho khách hàng thực hiện thủ tục khởi kiện, chuẩn bị điều kiện khởi kiện, kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan thu thập chứng cứ và thay đổi quan điểm khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  4. Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ - tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ - tài liệu để trình trước Tòa, Trọng tài.
  5. Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp hoặc các Cơ quan tiến hành tố tụng khác;
  6. Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các phiên xử.

Ngay hôm nay quý khách hàng cần hỗ trợ của Luật sư Trí Nam xin vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0904.588.557

Email: hanoi@luattrinam.vn

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.