Đăng ký website 2023 gồm những thủ tục gì?
Đăng ký website gồm những thủ tục nào để kinh doanh hợp pháp? Luật Trí Nam hướng dẫn thủ tục đăng ký website đầy đủ và chi tiết cho mọi người tham khảo.
Đăng ký website gồm các bước
- Bước 1: Đăng ký tên miền cho website
- Bước 2: Thiết lập website thương mại điện tử
- Bước 3: Đăng ký website với Bộ công thương
- Bước 4: Nhận chấp thuận và logo “Đã đăng ký” từ hệ thống online.gov.vn
- Bước 5: Quản lý hoạt động website đúng theo nội dung đăng ký.
Quy trình đăng ký website đã nêu sẽ bao gồm 02 giai đoạn: Bước 1, 2 là giai đoạn thiết lập website và giai đoạn 2 gồm Bước 3->5 là thủ tục đăng ký website với Bộ công thương.
- Thiết lập website là thủ tục cần làm vì không thiết lập, thiết kế website thì đương nhiên bạn không thể có website để sử dụng.
- Đăg ký website là thủ tục buộc phải làm nếu không việc kinh doanh website thương mại điện tử sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và có thể phải tạm dừng hoạt động thương mại điện tử trên website.
Các bước đăng ký website trên hệ thống online.gov.vn
Bước 1: Truy cập trang web www.online.gov.vn
Bước 2: Đăng ký tài khoản
- Để có thể đăng ký tài khoản, thương nhân/tổ chức cần chuẩn bị Mã số thuế và Bản scan giấy đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ tương đương). Thương nhân/tổ chức điền đầy đủ thông tin theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ tương đương) vào các trường thông tin được yêu cầu trên hệ thống. Sau đó ấn nút “Gửi đăng ký” để hoàn thiện việc đăng ký tài khoản.
- Thời gian để đăng ký tài khoản là 03 ngày làm việc.
- Xác nhận thông tin đăng ký: Sau khi gửi đăng ký tài khoản, nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, Website quản lý về thương mại điện tử của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số sẽ gửi email xác nhận đăng ký tài khoản thành công đến địa chỉ email được cung cấp trong hồ sơ. Trường hợp nhận được thông tin yêu cầu sửa đổi bổ sung thông tin người đăng ký cần bổ sung theo thông báo đã nhận được và gửi lại hồ sơ để Cơ quan nhà nước xem xét xác nhận thông tin đăng ký.
Lưu ý: Khi đăng ký tài khoản trên hệ thống online.gov.vn có 3 loại tài khoản khác nhau để người đăng ký có thể lựa chọn là: Tài khoản cá nhân, tài khoản thương nhân, tài khoản tổ chức. Tuy nhiên, để có thể nộp hồ sơ đăng ký website (đăng ký sàn thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử) thì người đăng ký cần lựa chọn vào mục đăng ký tài khoản cho thương nhân hoặc tổ chức.
Bước 3: Kê khai thông tin website TMĐT
Bằng tài khoản đã đăng ký, Thương nhân/ tổ chức cần đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tiến hành đăng nhập tài khoản đã đăng ký, lựa chọn vào mục “Đăng ký website CCDV” để kê khai các thông tin về website của mình theo các trường thông tin đã có trên hệ thống như:
- Thông tin về website bán hàng;
- Thông tin về người chịu trách nhiệm hoạt động của website tmđt;
- Thông tin về đầu mối tiêp nhận yêu cầu thông tin trực tuyến;
- Thông tin kết nối,…..
Đính kèm theo đó là hồ sơ đăng ký website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bản mềm (file jpg, png, jpeg, doc, docx, pdf, rar, zip, xls, xlsx) và dung lượng của mỗi file không vượt quá 5MB. Hồ sơ đính kèm bao gồm:
- Bản scan Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ TMĐT.
- Bản scan Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc tài liệu tương đương).
- Đề án hoạt động.
- Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ TMĐT (Có thể up bản mềm).
- Bản scan Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ của website TMĐT với đối tác tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.
- Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).
Bước 4: Sửa đổi bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu (nếu có)
- Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày ồ sơ được nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Sau thời gian này Bộ Công thương sẽ phản hồi về hồ sơ đã nộp:
- Trường hợp hồ sơ đã đáp ứng đủ mọi điều kiện theo quy định của pháp luật thì chuyển sang bước 5.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định pháp luật, Hệ thống online.gov.vn sẽ gửi thông báo chi tiết nội dung cần sửa đổi trên tài khoản của thương nhân/tổ chức và cả email dùng để đăng ký tài khoản của thương nhân/tổ chức.
- Thương nhân/tổ chức nhận được thông báo sửa đổi cần tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và tiến hành nộp lại hồ sơ đã sửa đổi để cơ quan nhà nước có thẩm quền thẩm định lại hồ sơ. Quy trình thực hiện hồ sơ sửa đổi giống với hồ sơ nộp lần đầu.
Bước 5: Xác nhận đăng ký thành công từ Bộ Bông Thương
Sau 07 ngày làm việc, trường hợp hồ sơ/hồ sơ sửa đổi bổ sung của Thương nhận/tổ chức đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật sẽ được xét duyệt, Cục thương mại điện tử và kinh tế số sẽ gửi thông báo Hồ sơ được duyệt bản online đến tài khoản và email của thương nhân/tổ chức.
Bước 6: Nộp hồ sơ giấy đến Bộ công thương
- Sau khi nhận được thông báo hợp lệ/ được duyệt hồ sơ online trên hệ thống online.gov.vn Thương nhân/ tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ bản giấy về Bộ công thương. Sau 05 ngày làm việc nếu hồ sơ sửa đổi bổ sung của Thương nhận/ tổ chức đã hợp lệ Cục thương mại điện tử và kinh tế số sẽ cung cấp cho Thương nhân/ tổ chức một mã gán.
- Thương nhân/tổ chức có thể gán Logo “Đã đăng ký” do Cục thương mại điện tử và kinh tế số cấp lên website, tại logo này khi người dùng chọn vào Logo sẽ dẫn đến website quản lý về thương mại điện tử của Cục thương mại điện tử và kinh tế số online.gov.vn và hiển thị thông tin đã đăng ký thành công của website.
Những hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử
Khi đăng ký website bạn cần lưu ý đến một số hành vi bị cấm khi hoạt động kinh doanh trên website thương mại điện tử được quy định tại điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
1. Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:
a) Tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới;
b) Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
c) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
d) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký hoặc chưa được cấp phép theo các quy định của Nghị định này;
đ) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;
e) Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký hoặc xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.
2. Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử:
a) Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
b) Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;
c) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
d) Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.
3. Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử:
a) Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;
b) Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
c) Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.
4. Các vi phạm khác:
a) Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.
(Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP)
Tư vấn đăng ký website với Bộ công thương nhanh gọn
Luật Trí Nam với kinh nghiệm tư vấn thực tế không chỉ trong giai đoạn xin giấy phép mà còn trong quá trình thực tế quản lý hoạt động thương mại điện tử trên Website đảm bảo là đối tác pháp lý tin cậy để Quý khách hàng yêu cầu tư vấn. Dịch vụ đăng ký Website với Bộ công thương của chúng tôi đảm bảo nhanh, chính xác dựa trên việc:
- Xem xét mô hình hoạt động của website TMĐT của khách hàng để đưa ra ý kiến tư vấn thủ tục cần tiến hành;
- Tư vấn hoàn thiện các vấn đề còn thiếu của website để thỏa mãn điều kiện đăng ký;
- Soạn thảo toàn bộ hồ sơ đăng ký, cung cấp mẫu biểu đáp ứng yêu cầu của cơ quan đăng ký;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ thông báo/ đăng ký tại Cục TMĐT - Bộ công thương;
- Theo dõi tiến trình thẩm định hồ sơ, phản hồi các thắc mắc của cơ quan đăng ký, sửa đổi điều chỉnh hồ sơ theo yêu cầu;
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;
Thông tin liên hệ dịch vụ xin gọi
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.745
Email: hanoi@luattrinam.vn
Tham khảo:
+ Thông báo website thương mại điện tử