Bồi thường thiệt hại theo luật thương mại thế nào?

Căn cứ Điều 302 Luật thương mại 2005 quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.”

Như vậy có thể hiểu là khi một bên vi phạm hợp đồng thương mại thì bên kia có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hợp đồng thương mại là hợp đồng giữa các bên mà có ít nhất một bên là thương nhân và hợp đồng vì mục đích kinh doanh có lợi nhuận.

Áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại khi nào?

Theo Điều 303 Luật thương mại 2005 quy định như sau:

“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

  1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
  2. Có thiệt hại thực tế;
  3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”

Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi chứng minh hội đủ cả 3 yếu tố là có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và  thiệt hại được trực tiếp gây ra bởi hành vi vi phạm hợp đồng.

Xác định mức bồi thường thiệt hại từ tổn thất của bên bị vi phạm

Theo Điều 304 và Điều 305 của Luật thương mại 2005 thì để có thể áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì bên bị vi phạm phải chứng minh được những tổn thất của mình và cũng phải hạn chế tổn thất để tránh việc bên bị vi phạm dựa vào bên vi phạm bồi thường mà không làm gì để hạn chế tổn thất dù việc ngăn chặn đó là trong khả năng của họ:

  • Nghĩa vụ chứng minh tổn thất:

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

  • Nghĩa vụ hạn chế tổn thất:

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.

  • Giá trị bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào?

Điều 302 Luật thương mại 2005 quy định như sau:

“Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”

Như vậy, giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:

  1. Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra;
  2. Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Ví dụ về bồi thường thiệt hại theo luật thương mại

Công ty A cho Công ty B thuê nhà để kinh doanh nhà hàng có gắn với việc Công ty B cải tạo lại địa điểm thuê. Công ty A cam kết nhà đủ điều kiện kinh doanh nhà hàng và không để việc thuê nhà của Công ty B bị gián đoạn bởi một bên thứ 3.

Công ty B sau khi thuê đã chi cải tạo nhà thuê hết 1 tỷ đồng (Có chứng từ).

Sau khi cải tạo nhà thì UBND huyện H yêu cầu Công ty A dừng cho thuê địa điểm trên do chưa tuân thủ quy định về PCCC, nên Công ty B không thể sử dụng nhà thuê vào kinh doanh nhà hàng.

Công ty B tiến hành chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Công ty A bồi thường 1 tỷ đồng mà mình đã bỏ ra để cải tạo nhà thuê.

Tư vấn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Luật Trí Nam chuyên dịch vụ luật sư đại diện thân chủ để yêu cầu bồi thường thiệt hại trong việc thực hiện hợp đồng thương mại: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng gia công hàng hóa, hợp đồng đại lý, hợp đồng dịch vụ,… Chúng tôi sẽ:

  1. Xây dựng phương án triển khai công việc để hạn chế tối đa việc trầm trọng hóa tranh chấp giữa các bên đang thực hiện hợp đồng.
  2. Củng cố chứng cứ để yêu cầu mức bồi thường cao nhất nếu vụ tranh chấp phải giải quyết tại Tòa án hoặc Trung tâm trọng tài.
  3. Tích cực đàm phán để có được hướng thu tiền bồi thường thiệt hại nhanh nhất cho khách hàng.

Quý vị cần Luật Trí Nam hỗ trợ ngay hôm nay hãy liên hệ chúng tôi theo thông tin

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0904.588.557

Email: hanoi@luattrinam.vn

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.