Cách đòi tiền đặt cọc, phạt cọc và khởi kiện hợp đồng đặt cọc
Thỏa thuận đặt cọc là phương thức đảm bảo thông dụng trong việc mua bán hàng hóa, mua bán nhà đất. Khi một bên bỏ cọc, phá cọc thì phải làm gì để đòi tiền cọc, phạt cọc? Hãy cùng Luật sư Trí Nam tìm hiểu quy định pháp luật để làm rõ vấn đề pháp lý liên quan đến đặt cọc.
Phải làm gì khi đối tác bỏ cọc?
Đến thời điểm thỏa thuận giao dịch mua bán đối tác không thực hiện và bỏ cọc thì đương nhiên khoản tiền cọc đã nói sẽ thuộc về bạn. Bạn không phải lo lắng gì về việc này cả bởi theo Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rõ:
“Điều 438. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Và đương nhiên nếu đối tác không thực hiện thỏa thuận, lại muốn xin lại tiền đặt cọc thì bạn dẫn chiếu quy định trên để họ hiểu rằng việc mất cọc là luật định, không có gì bất công hay gây khó khăn cho nhau ở đây cả.
Khi nào được phạt cọc khi đối tác vi phạm thỏa thuận đặt cọc
Theo luật sư Trí Nam thì:
✔ Nếu thỏa thuận đặt cọc có quy định về phạt cọc thì bạn được áp dụng quy định trên để phạt cọc đối tác vi phạm thỏa thuận đặt cọc.
✔ Nếu thỏa thuận đặt cọc không quy định về phạt cọc thì bên đặt cọc được quyền phạt cọc đối với bên nhận đặt cọc một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc theo khoản 2 Điều 438 đã nêu.
Bên nhận cọc vừa phá cọc vừa không trả tiền đặt cọc, phạt cọc thì sao?
Trường hợp bên nhận cọc không thực hiện thỏa thuận đặt cọc, cũng không trả cọc rất phổ biến Quý vị nhé. Nếu trường hợp bên nhận cọc là một trong các trường hợp sau thì hơi khó giải quyết, cụ thể:
✔ Bạn đặt cọc cho cá nhân để thỏa thuận mua bán, hay đảm bảo một nghĩa vụ nào đó mà không nắm được thông tin chi tiết họ ở đâu, là người có tiền hay không có tiền.
✔ Bạn đặt cọc cho cá nhân, công ty có uy tín nhưng họ cố tình không trả cọc do cho rằng bạn không có hướng để đòi tiền cọc, hoặc ngại khởi kiện đòi tiền cọc. Ví dụ: Bạn đặt cọc mua căn hộ của một công ty bất động sản, đến ngày thỏa thuận mua bán không được ký hợp đồng như thỏa thuận cũng không được trả cọc,... Thậm chí nhiều trường hợp họ còn yêu cầu ngược bạn phải thực hiện nghĩa vụ ABCD mới được nhận lại tiền đặt cọc.
✔ Bạn đặt cọc nhưng không rõ thỏa thuận đặt cọc có giá trị hay không, dẫn đến khó đòi tiền cọc.
Các trường hợp này theo luật sư Trí Nam gọi là: “Cố ý chiếm dụng vốn thông qua đặt cọc”, mục đích hủy cọc đã được đối tác xác định từ đầu, hoặc trong quá trình tiếp xúc thấy có sơ hở về pháp lý nên cố tình vi phạm thỏa thuận đặt cọc.
Chúng tôi nhận giải quyết hiệu quả tất cả các vướng mắc mà bạn gặp phải. Việc của bạn là nên thỏa thuận rằng “Khi một bên vi phạm thỏa thuận đặt cọc, thì bên vi phạm phải chịu toàn bộ chi phí luật sư để giải quyết tranh chấp đặt cọc” để trên cơ sở đó mức phí thuê luật sư bạn trả cho chúng tôi sẽ do bên vi phạm chịu. Sau đó trên cơ sở yêu cầu mời luật sư, luật Trí Nam sẽ giúp bạn thu hồi tiền đặt cọc, phạt cọc một cách nhanh và hiệu quả.
Thông tin liên hệ LUẬT SƯ TRÍ NAM
Điện thoại: 0904.588.557
Khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc
✔ Thông thường các phương án thu hồi tiền cọc, phạt cọc được luật sư thực hiện thông qua đàm phán, thương lượng. Việc khởi kiện tranh chấp theo thỏa thuận/ hợp đồng đặt cọc là phương án hạn chế thực hiện. Vì sao lại vậy? Bởi giá trị đặt cọc thường nhỏ, khởi kiện để thu hồi tiền cọc vừa tốn thời gian và nhiều khi phí thuê luật sư còn nhiều hơn tiền đặt cọc đang tranh chấp. Vậy khi nào nên khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc?
✔ Có những vụ án số tiền đặt cọc rất nhiều ví dụ: Bạn đặt cọc 50% tiền mua bán hàng hóa theo thỏa thuận hợp đồng mua bán hàng hóa. Khi đó theo bạn phương thức đàm phán thương lượng có đem lại hiệu quả không? Thông thường là không bởi số tiền lớn nên không vì một vài bất lợi mà đối tác chịu trả lại tiền cho doanh nghiệp bạn. Các trường hợp này thì lại phải ưu tiên khởi kiện, kiện càng nhanh càng tốt. Bởi khi khởi kiện sẽ được áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo phòng tránh việc giải quyết tranh chấp xong thì đối tác đã không còn tài sản gì để thi hành án nữa.
✔ Do đó phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc theo hướng đàm phán hay khởi kiện sẽ được các luật sư dựa theo kinh nghiệm và tình tiết vụ án quyết định dựa trên cơ sở thu hồi nhanh nhất, nhiều nhất tiền cho khách hàng.
Công ty Luật Trí Nam rất mong sẽ được hợp tác với quý khách hàng trong công việc.