Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh là thuật ngữ dùng để xác định các đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp. Để làm rõ nguyên tắc đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh chúng ta cần biết ba quy định sau:

Quy định tên địa điểm kinh doanh, tên chi nhánh theo Luật doanh nghiệp 2020

Căn cứ Điều 40 Luật doanh nghiệp 2020 thì tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh quy định như sau:

  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

Ví dụ: Tên chi nhánh không được có các ký tự lạ như tiếng Hán

  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Ví dụ: Tên chi nhánh bắt buộc phải có cụm từ “chi nhánh”

  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Quy định khoản 3 Điều 40 này là nghĩa vụ niêm yết tên đơn vị tại địa điểm triển khai kinh doanh.

Đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh bằng tiếng nước ngoài như thế nào?

Căn cứ Điều 20 nghị định 01/2021/NĐ-CP về tên tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh thì:

  1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.
  2. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
  3. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  4. Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

Đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh trùng với thương hiệu của doanh nghiệp khác có sao không?

Pháp luật quy định:

  • Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó.
  • Căn cứ để xác định tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Ví dụ: Công ty TNHH ABC đặt tên chi nhánh là “Chi nhánh công ty TNHH ABC – Đại lý FPT” có thể bị coi là trùng với thương hiệu của FPT trên thực tế.

Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Chúc các bạn thành công!

Tham khảo: Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh