Bị cho nghỉ việc người lao động nên làm gì?
“Người lao động bị cho nghỉ việc (thôi việc) cần làm gì? Nên làm gì?” Những chia sẻ hữu ích sau đây liệu có phải là điều bạn đang quan tâm.
Bị công ty cho nghỉ việc cần phòng tránh những điều sau:
- Tuyệt đối không sao chép số liệu, tài liệu quan trọng
Việc sao chép các tài liệu, danh sách liên hệ khách hàng nội bộ là hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Cố tình gây cản trở kinh doanh công ty không hề mang lại cho bạn công việc cũ, hay giải quyết được vấn đề ở thời điểm hiện tại.
- Cân nhắc kỹ khi đưa ra kiện cáo
Việc buộc thôi việc của bạn có thể không công bằng, thu thập chứng cứ và căn cứ pháp luật để khởi kiện mất rất nhiều thời gian và tiền bạc của bạn. Nên tham vấn ý kiến luật sư về quyền lợi bạn nhận được khi xảy ra tranh chấp.
Bị công ty cho nghỉ việc cần tận dụng các trợ cấp xã hội để đảm bảo quyền lợi của mình
Người lao động có đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2014 thì khi nghỉ việc, thôi việc người lao động nhận được 04 quyền lợi gồm:
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Hỗ trợ Học nghề.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Bạn hãy kiểm tra cụ thể điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, điều kiện nhận hỗ trợ khác để thực hiện các thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp theo quy định.
Cách ứng xử nên làm khi bị cho nghỉ việc
Ngoại trừ việc phát sinh tranh chấp trong việc chấm dứt hợp đồng lao động, để: (i) Không ảnh hưởng đến kế hoạch tìm công việc mới; (ii) Không phát sinh trách nhiệm bồi thường, hoặc một nghĩa vụ phải trả tiền cho công ty. Bạn nên ứng xử như sau:
- Giữ bình tĩnh tâm lý
Đừng bực bội, nóng nảy hay kiếm cớ gây chuyện khi đối mặt với tai ương bất ngờ. Hãy làm chủ tình huống trong mọi trường hợp nhận quyết định nghỉ việc.
Nếu vẫn còn cảm giác tức tối, giận dữ, hãy im lặng, nghỉ một thời gian ở nhà tìm thăng bằng khi tìm kiếm công việc mới.
- Thẳng thắn trao đổi
Hãy sắp xếp một buổi trao đổi thật thẳng thắn với lãnh đạo công ty bạn. Tìm hiểu xem tại sao họ muốn bạn ra đi. Xử sự nhã nhặn để nhận được câu trả lời chân thành nhất. Biết đâu bạn sẽ biết ưu và nhược điểm bản thân để khắc phục cho công việc sau.
- Cố gắng bàn giao công việc vui vẻ
Hãy tạo cho mình vẻ ngoài bình thường, bàn giao công việc đầy đủ để tránh mất thời gian thảo luận tiếp khi bạn ra đi. Thái độ khó chịu, phát ngôn bừa bãi, nói xấu sếp chỉ làm cho sự việc tệ hơn.
Nếu đủ lý trí, hãy gửi thông điệp nghỉ việc qua email, sms hay trực tiếp cho mọi người. Điều này để lại khá nhiều ấn tượng tốt cho các đồng nghiệp cũ, sếp và khách hàng.
- Dũng cảm đối mặt và vượt qua thử thách
Tự kiềm chế bản thân và cố gắng chấp nhận nhẹ nhàng, buộc thôi việc chỉ là một rủi ro trên bước đường sự nghiệp của bạn.
Hãy tận hưởng thời gian rãnh rồi, và nạp lại năng lượng. Lên kế hoạch bắt đầu lại chiến dịch tìm việc.