Mẫu hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, nhập hộ khẩu
Hợp đồng mượn nhà là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền (Điều 494 Bộ luật dân sự 2015) Do vậy công ty được mượn nhà làm trụ sở công ty, văn phòng giao dịch, cá nhân được mượn nhà để ở và đăng ký hộ khẩu thường trú.
Lý do cho mượn nhà hợp pháp
Hợp đồng mượn nhà xác lập quyền sử dụng nhà nhưng không phải trả tiền của bên mượn nhà nên có yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn định trong việc sử dụng nhà của bên mượn nhà. Do vậy mục đích sử dụng nhà khi cần ổn định, lâu dài ví dụ: Mượn nhà để đăng ký hộ khẩu thường trú, mượn nhà làm trụ sở công ty,… sẽ bị các cơ quan nhà nước kiểm tra để xác minh việc mượn nhà là đúng, là thực.
Pháp luật không hạn chế mục đích sử dụng nhà của người mượn nhà, mà chỉ quy định về nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ tài sản mà mình được chuyển giao. Vì vậy lý do mượn nhà các bạn có thể tùy nghi thỏa thuận miễn sao việc sử dụng nhà không thuộc điều cấm của pháp luật hoặc không vi phạm đạo đức xã hội.
Nội dung hợp đồng mượn nhà phổ biến hiện nay bao gồm:
- Hợp đồng mượn nhà làm văn phòng: Hợp đồng thỏa thuận việc chủ nhà cho cá nhân, công ty, hộ gia đình mượn nhà để làm văn phòng giao dịch.
- Hợp đồng mượn nhà làm trụ sở công ty: Hợp đồng thỏa thuận việc chủ nhà cho công ty mượn nhà để đặt trụ sở chính công ty.
- Hợp đồng mượn nhà để nhập hộ khẩu: Người cần đăng ký thường trú mượn nhà để đủ điều kiện theo Luật cư trú.
Mẫu hợp đồng mượn nhà chuẩn quy định
Tải: Mẫu hợp đồng mượn nhà thông dụng
-
Mẫu hợp đồng mượn nhà làm văn phòng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MƯỢN NHÀ
Hôm nay, ngày … tháng … năm 20…, tại địa chỉ ... , Chúng tôi gồm :
I. BÊN CHO MƯỢN NHÀ (sau đây gọi là Bên A):
Ông (Bà):
Sinh ngày:
Chứng minh nhân dân số: ... cấp ngày
Hộ khẩu thường trú:
II. BÊN MƯỢN NHÀ (sau đây gọi là Bên B):
Ông (Bà):
Sinh ngày:
Chứng minh nhân dân số: ... cấp ngày
Hộ khẩu thường trú:
Hai bên thảo thuận lập và ký hợp đồng này để thực hiện việc mượn nhà đối với các điều khoản như sau :
ĐIỀU 1: ĐỊA ĐIỂM VÀ DIỆN TÍCH NHÀ CHO MƯỢN
1.1. Bên A đồng ý cho Bên B mượn toàn bộ diện tích nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên A tại địa chỉ:
Nhà có đặc điểm sau:
Diện tích:
Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất số ... do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày ...
1.2. Bên B đồng ý mượn của Bên A toàn bộ quyền sử dụng nhà theo mô tả nói trên.
ĐIỀU 2: MỤC ĐÍCH MƯỢN
Mục đích sử dụng nhà mượn:
- Đăng ký kinh doanh, đặt trụ sở giao dịch, văn phòng làm việc của Bên B; Tổ chức hoạt động kinh doanh theo nhu cầu của Bên B và theo quy định của pháp luật.
- Không được dung nhà để kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh karaoke, massage và những hoạt động mà pháp luật không cho phép.
ĐIỀU 3: THỜI HẠN CHO MƯỢN
Thời hạn cho mượn nhà và quyền sử dụng đất nói trên là … năm, bắt đầu từ ngày ...
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng nhà và khuyết tật của nhà, nếu có;
- Thanh toán cho Bên B chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị nhà (nếu có thỏa thuận);
- Bồi thường thiệt hại cho Bên B, nếu biết nhà có khuyết tật mà không báo cho Bên B biết dẫn đến gây thiệt hại cho Bên B, trừ những khuyết tật mà Bên B biết hoặc phải biết.
2. Bên A có các quyền sau đây:
- Đòi lại nhà ngay sau khi hết thời hạn cho mượn, nếu Bên A có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng nhà cho mượn, thì được đòi lại nhà đó mặc dù Bên B chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý là....
- Đòi lại nhà khi Bên B sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của Bên A;
- Đòi bồi thường thiệt hại đối với nhà do Bên B gây ra.
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
- Giữ gìn, bảo quản nhà mượn như nhà của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng nhà; nếu nhà bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;
- Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của Bên A;
- Trả lại nhà mượn đúng thời hạn;
- Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát nhà mượn.
2. Bên B có các quyền sau đây:
- Được sử dụng nhà mượn theo đúng công dụng của nhà và đúng mục đích đã thỏa thuận;
- Yêu cầu bên A phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị nhà mượn, (nếu có thỏa thuận).
ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
6.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng này.
6.2. Khi có tranh chấp lien quan đến hợp đồng này trước tiên hai Bên cùng nhau thương lượng để giải quyết, trong trường hợp không thể thương lượng được sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
6.3. Hai bên đã đọc lại, hoàn toàn nhất trí với những nội dung của hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm chứng.
BÊN A BÊN B
Hợp đồng mượn nhà để ở có thể viết tay không?
Theo Điều 121 Luật Nhà ở 2014 hợp đồng mượn nhà ở phải lập thành văn bản và có các thông tin sau đây:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó
- Thời hạn cho mượn;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác (nếu có)
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Ngoài ra, hợp đồng cho mượn theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Do đó, không nhất thiết phải công chứng, chứng thực nhưng bắt buộc phải lập thành văn bản.
Các chia sẻ của Luật Trí Nam về hợp đồng mượn nhà hy vọng sẽ hữu ích cho Quý khách hàng trong việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
Dịch vụ nổi bật: