Mẫu công văn xin quyết toán thuế trước thời hạn

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20...

CÔNG VĂN

V/v: Đề nghị quyết toán thuế

Kính gửi: Chi cục thuế quận  ….., thành phố……

- Tên công ty: ……….

- Số giấy chứng nhận đầu tư……. cấp lần đầu ngày ….. tháng ……. năm …… và thay đổi lần thứ ….. ngày …… tháng ….. năm …..

- Mã số thuế:…………

- Địa chỉ trụ sở chính:… (sau đây gọi tắt là “Công Ty”)

Công ty đã hoạt động được  …  năm và chưa thực hiện quyết toán. Nay bằng văn bản này đề nghị Chi cục thuế quận …. thành phố … xem xét, quyết toán thuế cho Công ty tại địa chỉ trụ sở đơn vị: …

- Niên độ quyết toán từ năm …… đến…….

- Nội dung xin được quyết toán:  ….. (Thuế GTGT, Thuế TNDN,….)

- Thời gian xin được quyết toán: … 

Để Công ty hoàn tất thủ tục theo đúng quy định của pháp luật, rất mong Chi cục thuế quận….. thành phố…. xem xét quyết toán thuế cho Công ty trong thời gian sớm nhất.

Trân trọng cám ơn và kính chào!

Hà Nội, ngày ….tháng… năm 20...

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

CỦA DOANH NGHIỆP

Bao lâu doanh nghiệp bị quyết toán thuế bao lâu 1 lần?

✔ Tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư số 156/2013/TT-BTC có quy định về nguyên tắc tính thuế và khai thuế như sau: Người nộp thuế cần tính và xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách Nhà nước một cách trung thực, chính xác và đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế. Theo đó, khi tiến hành kê khai cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với số liệu mình kê khai.

✔ Tại Điều 35, Luật Kế toán 03/2003/QH11 đã quy định: Các doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế không quá 1 lần trong 1 năm về cùng 1 nội dung. Theo đó khi xuống kiểm tra, cơ quan thuế cần phải thông báo với doanh nghiệp bằng văn bản tối thiểu là 7 ngày.

✔ Tại Khoản 1, Điều 56, Chương VIII, Thông tư số 28/2011/TT-BTC có quy định về việc thanh tra thuế có nội dung như sau:

- Việc thanh tra thuế sẽ được thực hiện dựa trên kế hoạch thanh tra hàng năm và thanh tra đột xuất. Cụ thể: Thanh tra theo kế hoạch hàng năm sẽ được tiến hành theo đúng kế hoạch đã phê duyệt; Thanh tra đột xuất sẽ tiến hành khi phát hiện cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, thanh tra để giải quyết tố cáo, khiếu nại hoặc thanh tra theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc do chính chỉ đạo từ Bộ Tài chính.

- Việc lập kế hoạch thanh tra sẽ được xây dựng với các trường hợp quy định trong Điều 81 của Luật Quản lý thuế và dự trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế. Kế hoạch thanh tra sẽ bao gồm các nội dung chính như: Đối tượng thanh tra, kỳ thanh tra, nội dung thanh tra, thời gian dự kiến thanh tra.

Căn cứ các quy định trên thì hiện chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về thời hạn bắt buộc phải quyết toán thuế của các tổ chức, doanh nghiệp.

✔ Tuy nhiên, theo Thông tư số 166/2013/TT-BTC, ban hành ngày 15/11/2013, về xử phạt vi phạm hành chính thuế, Bộ Tài chính đã có quy định như sau: Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, tính từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm.

Với quy định trên, nếu như quá 5 năm không thực hiện quyết toán thuế thì doanh nghiệp sẽ bị quy vào trường hợp có hành vi trốn thuế, sẽ phải chịu xử phạt nộp tiền thuế chậm nộp, tiền thuế trốn và tiền phạt chậm nộp vào ngân sách; đồng thời phải tự quyết toán thuế cho từng năm chưa thực hiện kê khai.

Như vậy, thời hạn quyết toán thuế bao nhiêu năm 1 lần hiện chưa được quy định cụ thể. Nhưng nếu để quá 5 năm không quyết toán thì các doanh nghiệp sẽ phải chịu xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.

Yêu cầu hồ sơ khi doanh nghiệp quyết toán thuế

Khi thực hiện quyết toán thuế, thông thường các doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đáp ứng đầy đủ những yêu cầu sau:

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN.

- Báo cáo tài chính năm quyết toán. Tùy trường hợp, doanh nghiệp cũng có thể báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định giải thể, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh.

- Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn cho mình loại phụ lục cho phù hợp.

Tham khảo:

+ Thủ tục thành lập doanh nghiệp

+ Thủ tục đăng ký nhãn hiệu