Cản trở quyền thăm nom con sau ly hôn [Mới]
Thực tế sau khi có quyết định ly hôn ghi nhận cụ thể người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì có trường hợp người nuôi con cản trở quyền thăm nom con vì các lý do khác nhau. Vậy pháp luật bảo vệ quyền thăm nom con như thế nào? Có được yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con không?
Quy định về quyền thăm nom con chung sau khi ly hôn
Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có quyền và nghĩa vụ sau đối với con chung về quyền thăm nom như sau:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
- Yêu cầu người trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con mà không bị ai cản trở. Việc ngăn cản quyền thăm nom con là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tham khảo: Thủ tục ly hôn
Muốn hạn chế quyền thăm nom con thì phải làm sao
Người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Nên khi muốn hạn chế quyền thăm nom con thì người trực tiếp nuôi con phải thông qua Tòa án để yêu cầu hạn chế quyền thăm nom của người kia, không nên dùng các phương thức không văn minh mà cản trở quyền thăm con dẫn đến chính mình là người vi phạm pháp luật.
Phải làm gì khi bị cản trở quyền thăm con sau ly hôn?
Khi bị một bên cản trở quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Người không trực tiếp chăm sóc con có thể thực hiện như sau:
- Yêu cầu người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con thực hiện đúng nghĩa vụ của họ, đảm bảo cho mình được thực hiện quyền thăm nom con theo bản án/quyết định của Tòa án.
- Nhờ tổ trưởng dân phố, công an địa phương đảm bảo quyền được thăm nom con hoặc chứng kiến và xác nhận vào đơn về việc có đến thăm nom nhưng người kia gây khó khăn, cản trở.
- Làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung theo bản án/quyết định của Tòa án.
Cơ quan Thi hành án có quyền yêu cầu người trực tiếp chăm sóc tạo mọi điều kiện cho người kia được thăm con, không gây khó khăn, ngăn cản quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con. Trường hợp không tự nguyện thi hành, có thể bị cưỡng chế thi hành theo quy định.
Xem thêm: Tư vấn ly hôn uy tín
Mức phạt hành vi cản trở quyền thăm nom con sau khi ly hôn
Theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó quy định về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con
Người bị cản trở quyền thăm nom, hoặc phát hiện người trực tiếp nuôi con vi phạm quy định pháp luật dẫn đến ảnh hưởng đến con có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Trình tự thủ tục thay đổi quyền nuôi con
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.
- Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí tại chi cục thi hành án nơi tòa án có trụ sở.
- Bước 3: Tòa án thụ lý xem xét giải quyết.
- Toàn án có thẩm quyền là toàn án nhân dân quận/huyện ơi bị đơn cư trú, làm việc.
- Thời hạn Tòa án xem xét giải quyết từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
Tham khảo: Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn
Chúng tôi rất mong Quý khách hàng nếu ở vào tình thế không mong muốn này sẽ sớm giải quyết được vướng mắc gặp phải.