Giảm vốn điều lệ công ty thủ tục thế nào? [Mới]
Có được giảm vốn điều lệ công ty cổ phần? Điều kiện được giảm vốn điều lệ công ty như thế nào? Luật Trí Nam hướng dẫn thủ tục giảm vốn điều lệ công ty theo quy trình mới nhất và cách chuẩn bị hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty chính xác để mọi người tham khảo.
Giảm vốn điều lệ là gì?
Thủ tục giảm vốn điều lệ là phương thức giải quyết yêu cầu rút vốn, mua lại vốn góp của các thành viên, cổ đông công ty. Thủ tục giảm vốn điều lệ là việc phải làm của doanh nghiệp nếu mức vốn điều lệ đăng ký không còn tương ứng với vốn điều lệ thực của công ty.
Giảm vốn điều lệ công ty có tác dụng gì?
Theo Luật Trí Nam mức vốn điều lệ là căn cứ xác định nghĩa vụ của công ty với các khoản công nợ trong kinh doanh, vốn điều lệ cũng đồng thời là phần vốn đã góp của các thành viên, cổ đông vào công ty. Do đó vốn điều lệ cao thì chịu trách nhiệm nhiều, vốn điều lệ thấp thì chịu trách nhiệm ít. Doanh nghiệp đăng ký giảm vốn điều lệ sẽ có những lợi ích sau:
- Thủ tục giảm vốn điều lệ giúp công ty đăng ký lại mức vốn điều lệ mới. Mỗi công ty có một lý do riêng khi muốn giảm vốn điều lệ, và đây là quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được pháp luật cho phép.
- Thủ tục giảm vốn điều lệ là phương thức giải quyết yêu cầu rút vốn, mua lại vốn góp của các thành viên, cổ đông công ty.
- Thủ tục giảm vốn điều lệ là việc phải làm của doanh nghiệp nếu mức vốn điều lệ đăng ký không còn tương ứng với vốn điều lệ thực của công ty.
Trường hợp nào không được giảm vốn điều lệ công ty
Theo Luật Trí Nam, Công ty được đăng ký giảm vốn điều lệ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Việc giảm vốn điều lệ thuộc các trường hợp Luật doanh nghiệp cho phép.
- Việc giảm vốn điều lệ được thông qua đúng trình tự, thủ tục quy định cho từng loại hình doanh nghiệp.
- Việc giảm vốn điều lệ là có thực, không nhằm chốn tránh các nghĩa vụ của công ty trong giao dịch đầu tư, kinh doanh.
- Việc giảm vốn điều lệ đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài còn phải thuân theo quy định của Luật đầu tư.
Khi đáp ứng các điều kiện nói trên thì trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm thông qua quyết định giảm vốn điều lệ, công ty thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính.
Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ trong ba trường hợp sau:
1. Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần trong trường hợp công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông
Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 112 Luật doanh nghiệp 2020 thì “Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;”
2. Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành
Việc giảm vốn điều lệ khi công ty mua lại cổ phần đã phát hành được chia thành hai trường hợp như sau:
a) Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông
Giảm vốn điều lệ trường hợp này Căn cứ Điều 132 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.”
b) Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo quyết định của công ty
Giảm vốn điều lệ trường hợp này Căn cứ Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:
1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;
3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức để bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải gồm tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông bán cổ phần của họ cho công ty;
b) Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi văn bản đồng ý bán cổ phần của mình bằng phương thức để bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo. Văn bản đồng ý bán cổ phần phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần đồng ý bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần trong thời hạn nêu trên.”
3. Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần trong trường hợp các cổ đông không thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định
Giảm vốn điều lệ trường hợp này Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;”
Giảm vốn điều lệ công ty TNHH
Đối với loại hình công ty TNHH thì điều kiện được giảm vốn điều lệ bao gồm:
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ khi hoạt động từ đủ 2 năm trở lên.
- Thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ được Hội đồng thành viên/ Chủ sở hữu thông qua hợp pháp.
- Lý do giảm vốn điều lệ thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Giảm vốn để hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên công ty
- Trường hợp 2: Giảm vốn do công ty mua lại phần vốn góp của thành viên công ty. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây: Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên; Tổ chức lại công ty; Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được giảm vốn điều lệ?
Quy định về giảm vốn điều lệ đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ áp dụng theo Luật đầu tư năm 2020, theo đó công ty sẽ cần lưu ý hai vấn đề sau:
- Thứ nhất, khi việc giảm vốn làm thay đổi tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài cần đảm bảo điều kiện kinh doanh sau khi giảm vốn đúng quy định pháp luật.
- Thứ hai, công ty phải đăng ký điều chỉnh lại nguồn vốn đầu tư, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho phù hợp quy định của pháp luật.
Tại Luật Trí Nam, chúng tôi kinh nghiệm gần 15 năm triển khai dịch vụ pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài nên nhận thực hiện chính xác, nhanh gọn mọi yêu cầu thay đổi giấy phép đầu tư mà khách hàng yêu cầu. Quý khách hàng cần tư vấn gọi ngay số 0934.345.755 để được tư vấn.
Tham khảo: Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Quy trình đăng ký giảm vốn điều lệ công ty
Theo luật sư Trí Nam, công ty đăng ký giảm vốn điều lệ phải thực hiện những công việc sau
- Bước 1: Công ty thông qua quyết định giảm vốn điều lệ theo đúng quy định tại Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.
- Bước 2: Thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh để thay đổi vốn điều lệ công ty.
- Bước 3: Bố cáo thông tin đăng ký doanh nghiệp mới và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
- Bước 4: Công bố thông tin doanh nghiệp sau giảm vốn: Khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới công ty phải thực hiện thủ tục Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:
- Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp.
- Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp liên quan đến nội dung về ngành, nghề kinh doanh, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nộp phí để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tư vấn giảm vốn điều lệ công ty trọn gói
Luật Trí Nam kinh nghiệm 12 năm triển khai dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tại Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và các tỉnh phía bắc nhận làm trọn gói thủ tục giảm vốn điều lệ công ty theo yêu cầu khách hàng. Dịch vụ đảm bảo:
- Công việc được luật sư có kinh nghiệm dày dặn giám sát đảm bảo quy trình triển khai đúng luật.
- Chúng tôi nhận dịch vụ giảm vốn điều lệ cho công ty vốn đầu tư nước ngoài, trong đó nhận hoàn thiện cả báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính.
- Quy trình thực hiện công việc được triển khai chuyên nghiệp, giao dịch trực tiếp với chi phí rất cạnh tranh.
Một số chia sẻ trên đây hy vọng sẽ hữu ích cho khách hàng tham khảo. Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Điện thoại: 0934.345.755
Email: hanoi@luattrinam.vn
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Công ty Luật Trí Nam hy vọng sẽ được hợp tác với Quý doanh nghiệp trong công việc.
Dịch vụ hữu ích: Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ