Có những loại hình doanh nghiệp nào?

Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì có bốn loại hình doanh nghiệp, bao gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty TNHH một thành viên
  • Công ty TNHH hai hành viên
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh.

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều được pháp luật quy định riêng về hình thức tổ chức, quản lý và hoạt động. Pháp luật cũng không hạn chế quyền ban hành thêm các nội quy, quy chế để quản lý doanh nghiệp theo hướng hiệu quả hơn của các chủ doanh nghiệp.

Loại hình doanh nghiệp nào tốt nhất?

Theo như các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế thì mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu điểm và nhược điểm của riêng nó. Bởi vì loại hình công ty phù hợp với từng doanh nghiệp cần được lựa chọn dựa trên số lượng thành viên, số lượng vốn góp hay mong muốn của từng chủ công ty. Do vậy, thực tế rất khó để đánh giá xem mô hình doanh nghiệp nào là tốt nhất.

  • Xem xét trên khía cạnh hạn chế rủi ro trong kinh doanh thì bốn loại hình công ty phổ biến đều khá tương đồng bởi theo Luật doanh nghiệp mới vốn điều lệ là vốn đã góp nên không có khái niệm công ty TNHH có chế độ chịu trách nhiệm ít hơn công ty cổ phần như trước đây.
  • Xem xét trên khía cạnh phát triển kinh doanh thì công ty cổ phần đúng là có nhiều phương thức huy động vốn tốt hơn nhưng thực tế để đánh giá loại hình doanh nghiệp này tốt cho kinh doanh hay không vẫn dựa vào quy mô và kế hoạch kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Như vậy khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp để đăng ký bạn sẽ cần xem các đặc điểm của từng loại hình này để xem đâu là loại hình phù hợp nhất.

Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp tư nhân

✔  Đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng lên thành lập làm chủ, chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động cũng như tài sản của doanh nghiệp và chịu một số giới hạn so với doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào và mỗi một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

✔  Các doanh nghiêp và cá nhân đó là người có thể đứng lên điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp những hoạt động của doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ cũng như lãi xuất của doanh nghiệp đó. Vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ: Số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác cũng phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân đều được phải ghi chép đầy đủ vào sổ kế tóan và báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân.

✔  Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng, giảm vốn đầu tư của của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đó đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đó khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.có nghia là chủ doanh nghiệp có trách nhiệm chịu toàn bộ các tài sản của mình trong kinh doanh lẫn ngoài kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Ngoài ra doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và chủ doanh nghiệp được cho các cá nhân, tổ chức khác thuê doanh nghiệp để kinh doanh thông qua việc giao kết hợp đồng cho thuê doanh nghiệp.

Đặc điểm nổi bật của Công ty cổ phần

✔  Công ty cổ phần loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã  góp vào doanh nghiệp các cổ đông có thể bán các cổ phần hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình cho các thành viên hay cá nhân khác. Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nên quá thời hạn nói trên nếu công ty có cổ đông không góp đủ vốn thì phải thông báo đến Phòng ĐKKD để điều chỉnh lại số vốn điều lệ đã đăng ký.

✔  Số lượng cổ đông được bao gồm ít nhất ba cổ đông và không hạn chế số cổ đông . Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

✔  Về vốn của công ty cổ phần: Về cổ phần thì mỗi cổ phần được thể hiện dưới dạng văn bản chứng chỉ do công ty phát hành bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty gọi là cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hay nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng việc mua cổ phần. Mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần. về thành viên của công ty. Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có ba thành viên tham gia công ty cổ phần.về trách nhiệm của công ty. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty. Các  cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty (đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu). Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

✔  Về phát hành chứng khoán: Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác để huy động vốn.Cuối cùng là chuyển nhượng phần vốn góp (cổ phần). Cổ phần của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu của công ty cổ phần được coi là hàng hoá, được mua, bán, chuyển nhượng tự do theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm nổi bật của công ty trách nhiệm hữu hạn

✔  Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay đây là loại hình doanh nghiệp có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên:  Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên thuộc Luật doanh nghiệp 2020 là doanh nghiệp trong đó có Thành viên của công ty có thể tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên công ty không vượt quá 50 .Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; Phần vốn của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp và không được quyền phát hành cổ phần;

✔  Về vốn của công ty: Vốn điều lệ của công ty TNHH được chia thành nhiều phần bằng hoặc không bằng nhau. Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty; các thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty.về thành viên của công ty. Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có từ hai thành viên và tối đa không quá 50 thành viên tham gia công ty.về phát hành chứng khoán. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Phần vốn góp của các thành viên công ty được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

✔  Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên , đây là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

✔  Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần.

✔  Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Về chủ sở hữu công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ.về phát hành chứng khoán. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên  một thành viên không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh doanh.về chuyển nhượng vốn góp. Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm nổi bật của công ty hợp danh

Đây là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân trong đó có các cá nhân và thương nhân cùng hoạt động lĩnh vực thương mại dưới một hãng và cùng nhau chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.công ty hợp danh ở nước ta hiện nay có một số quan điểm khác với cách hiểu truyền thống về công ty hợp danh.Theo đó công ty hợp danh được định nghĩa là một loại hình doanh nghiệp, với những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:

✔  Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;

✔  Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

✔  Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

✔  Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

✔  Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Như vậy, nếu căn cứ vào tính chất thành viên  và chế độ chịu trách nhiệm tài sản, thì công hợp danh theo Luật Doanh nghiệp có thể được chia thành hai loại: Loại thứ nhất là những công ty giống với công ty hợp danh theo pháp luật các nước, tức là chỉ bao gồm những thành viên hợp danh (chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty); Loại thứ hai là những công ty có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (chịu trách nhiệm hữu hạn) và cũng là một loại hình của công ty đối nhân. Có thể thấy, khái niệm công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam có nội hàm của khái niệm công ty đối nhân theo pháp luật các nước. Với quy định về công ty hợp danh, Luật Doanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của các công ty đối nhân ở Việt Nam.

Các thành viên trong công ty hợp danh bao gồm: Các thành viên hợp danh trong đó có ít nhất 2 thành viên và thành viên đó là 1 cá nhân.Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự).và tuân theo những điều lệ trong luật doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh có quyền tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. Việc tiếp nhận thêm thành viên phải được Hội đồng thành viên chấp thuận. Thành viên hợp danh mới được tiếp nhận vào công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty (trừ khi có thoả thuận khác). Tư cách thành viên công ty của thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

Đối với thành viên chết hoặc bị toà án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

Đối với tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty. Khi tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi đăng ký việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.Công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Là thành viên của công ty đối nhân, nhưng thành viên góp vốn hưởng chế độ trách nhiệm tài sản như một thành viên của công ty đối vốn. Chính điều này là lý do cơ bản dẫn đến thành viên góp vốn có thân phận pháp lý khác với thành viên hợp danh. Bên cạnh những thuận lợi được hưởng từ chế độ trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn bị hạn chế những quyền cơ bản của một thành viên công ty. Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Pháp luật nhiều nước còn quy định nếu thành viên góp vốn hoạt động kinh doanh nhân danh công ty thì sẽ mất quyền chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty. Các quyền và nghĩa vụ cụ thể của thành viên góp vốn được quy định trong Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói