Lý do bị đóng mã số thuế do doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở
Trạng thái mã số thuế bị tạm ngừng do doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở giải quyết thế nào? Khi nào chi cục thế sẽ đóng mã số thuế doanh nghiệp với lý do này? Hãy cùng luật sư Trí Nam tìm hiểu quy định về đóng mã số thuế.
Nguyên nhân bị đóng mã số thuế thường gặp và cách phòng tránh
Trong hoạt động tư vấn doanh nghiệp Luật Trí Nam nhận thấy các nguyên nhân thường gặp khi bị đóng mã số thuế bao gồm:
✔ Doanh nghiệp không treo biển hiệu, không thông báo với UBND xã phường về hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn. Quan sát trực diện thì địa chỉ trụ sở chính không có hoạt động kinh doanh hoặc đang được đơn vị khác kinh doanh có biển hiệu rõ ràng. Khi đó việc kiểm tra thực tế của cơ quan thuế phát hiện các tình trạng trên sẽ tiến hành đóng mã số thuế doanh nghiệp của bạn.
Cách phòng tránh: Công ty nên đăng ký địa chỉ rõ ràng, đúng số tầng và vị trí hoạt động kinh doanh tại trụ sở chính. Ví dụ: Trụ sở hiện có 1 cửa hàng, 1 công ty khác kinh doanh, thì khi lấy địa chỉ bạn nên đăng ký tầng 2 để cán bộ thuế khi kiểm tra sẽ hỏi thông tin sau khi xác minh bằng trực quan hoặc dựa trên báo cáo của cán bộ phường xã.
✔ Doanh nghiệp không thực hiện việc kê khai thuế, công văn từ chi cục thuế gửi về cho doanh nghiệp qua email và chuyển phát nhanh không gửi được hoặc gửi được nhưng không nhận được phản hồi.
Các phòng tránh: Nhiều công ty địa chỉ khó chuyển phát nhanh do tên đường thay đổi, do chưa có tên đường, do bị đổi tên từ tên cũ sang tên mới,…nên chủ động thông báo với cán bộ quản lý thuế trực tiếp phương thức liên hệ, thông báo với doanh nghiệp. Bạn cũng có thể thay đổi địa chỉ nhận thông báo thuế khác với địa chỉ trụ sở chính để hạn chế vướng mắc trên.
Công ty ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo Công ty không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, Công ty có văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục mã số thuế và cam kết thanh toán các nghĩa vụ thuế với NSNN, chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì được xem xét khôi phục mã số thuế.
Tham khảo: Thủ tục xin mở lại mã số thuế doanh nghiệp bị đóng
Việc cần làm khi phát hiện bị đóng mã số thuế doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế cần kiểm tra thông tin để tránh các sai phạm về thuế, hạn chế tổn thất vì sự gián đoạn của việc kinh doanh. Các công việc cần làm bao gồm:
- Xác định thời điểm bị đóng mã số thuế và số lượng hóa đơn đã xuất tại thời điểm đó. Nếu có tồn tại hóa đơn xuất trong thời điểm bị đóng mã số thuế thì cần thông báo cho đối tác hoặc tìm phương hướng thay thế.
- Xác định lý do bị đóng mã số thuế doanh nghiệp mà cơ quan thuế đưa ra là đúng hay sai để có hướng khắc phục.
- Xác định thời điểm cần sử dụng hóa đơn để đặt ra mục tiêu hoàn thành thủ tục mở lại mã số thuế.
Khi gặp trường hợp trên, doanh nghiệp cũng nên chủ động tham khảo ý kiến tư vấn từ đối tác để có kinh nghiệm hạn chế tổn thất trong kinh doanh do bị gián đoạn kinh doanh.
Thời gian xin khôi phục mã số thuế nhanh nhất bao nhiêu ngày
Xác định thời gian thực hiện thủ tục xin khôi phục hiệu lực mã số thuế để định hướng kinh doanh là vấn đề các doanh nghiệp bị đóng mã số thuế rất quan tâm. Thông thường thủ tục xin khôi phục mã số thuế nhanh nhất cũng mất tầm 15 ngày. Quy trình sơ bộ như sau:
✔ Các bộ phận liên quan của cơ quan thuế thực hiện các công việc với thời hạn cụ thể như sau: khi nhận được văn bản của Công ty do Bộ phận hành chính văn thư chuyển đến: thực hiện đăng ký văn bản ”đến”,
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc: xác định tình hình sử dụng hoá đơn, xử phạt hành vi vi phạm về hóa đơn (nếu có) của Công ty;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc: xác định số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có);
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc: thực hiện xác minh thực tế tại địa chỉ trụ sở kinh doanh của Công ty và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của Công ty tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của Công ty (Công ty phải ký xác nhận vào Biên bản);
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc: lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), gửi thông báo cho Công ty biết và thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
✔ Cơ quan thuế làm thủ tục khôi phục mã số thuế theo mẫu 19/TB-ĐKT và thông báo cho Công ty trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Công ty chấp hành đầy đủ các hình thức xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn.
Xem thêm: Thành lập công ty tại Hà Nội