Điều kiện khởi kiện phân chia tài sản chung vợ chồng tại Tòa án

Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phân chia tài sản chung, do đó ngay kể khi đã ly hôn bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản chung nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Tài sản yêu cầu phân chia chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án trước đó (Trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án phân chia tài sản chung do người có yêu cầu rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện).
  2. Người khởi kiện xuất trình được chứng cứ, tài liệu chứng minh về tài sản chung hoặc có căn cứ thấy rằng người khởi kiện không tự thu thập được chứng cứ và đề nghị Tòa án thu thập giúp.
  3. Hồ sơ khởi kiện chia tài sản chung được nộp đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Trong quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ Luật sư Trí Nam luôn căn cứ trên thực tế tài liệu, chứng cứ thân chủ đã có để tư vấn cho khách hàng về tính khả thi trong việc khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản chung. Thường yêu cầu khởi kiện nếu chưa đánh giá tính pháp lý cẩn thận mà chỉ chờ Tòa án phân xử theo pháp luật sẽ rất khó lường trước được kết quả. Luật Trí Nam luôn giúp thân chủ chủ động trong việc yêu cầu cách phân chia tài sản chung.

Ví dụ: Yêu cầu phân chia tài sản chung là quyền sử dụng đất, nếu bạn được nhận đất và thanh toán phần của người còn lại bằng tiền thì theo bạn bạn sẽ được lợi hơn đối phương bao nhiêu?

Thời điểm yêu cầu phân chia tài sản chung vợ chồng hợp lý

Theo luật sư Trí Nam bạn là người hiểu tài sản chung có giá trị gì, thực tế ai là người quản lý sử dụng, tài sản được tạo lập như thế nào. Vì vậy để xác định thời điểm yêu cầu phân chia tài sản chung bạn cần làm rõ “Bản thân mong muốn phân chia tài sản chung đó như thế nào?”

Ví dụ: Hai vợ chồng có 1 căn nhà chung cư, sau khi ly thân người chồng đã bỏ ra ngoài sống. Giờ người chồng muốn đơn phương ly hôn và mong muốn nhận căn nhà chung cư này và sẽ thanh toán giá trị phần của người vợ được hưởng bằng tiền.

Thực tế trong xét xử Tòa án luôn bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đảm bảo quyền chỗ ở của phụ nữ và trẻ em nếu nếu yêu cầu phân chia tài sản chung như trên mà đưa ra Tòa thì việc Tòa án từ chối giải quyết là điều khác chắc chắn. Chúng tôi không loại trừ việc người vợ thiếu kiến thức pháp luật nên từ bỏ quyền phản tố bằng việc không đến Tòa, không đưa ra yêu cầu phản tố, ...

Như vậy thời điểm yêu cầu phân chia tài sản chung người chồng lựa chọn không nên cùng với thời điểm yêu cầu Tòa án giải quyết thủ tục đơn phương xin ly hôn.

Thông thường, Luật Trí Nam căn cứ theo đạo đức nghề luật sư, căn cứ theo yêu cầu mà thân chủ đưa ra để tư vấn thời điểm đưa ra các yêu cầu phân chia tài sản chung cho phù hợp. Quý vị lưu ý không phải lúc nào cũng yêu cầu phân chia tất cả tài sản chung hiện có, có những trường hợp bạn buộc phải chia nhỏ để khởi kiện phân chia tài sản chung. 

Cách thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng khi đồng thuận

Thực tế đại diện đàm phán, đại diện chứng kiến và lập biên bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng cho khách hàng Luật sư Trí Nam nhận thấy cách đàm phán thương lượng chia tài sản chung vợ chồng rất đặc biệt. Nó khác với việc đàm phán trong dân sự, thương mại thông thường, bởi:

✔ Đôi khi việc thỏa thuận không phải để tìm câu trả lời chia thế nào công bằng, mà người thỏa thuận chỉ nhằm mục đích cố tình làm khó người còn lại do các mâu thuẫn vợ chồng dẫn đến. Khi đó việc lắng nghe và nhẫn nhịn mới là cách thức tốt nhất giúp thỏa thuận đạt kết quả.

✔ Đôi khi việc người đang quản lý tài sản cố tình chối bỏ quyền lợi của người còn lại bằng việc không phân chia tài sản, hoặc không đồng ý chuyển giao một phần tài sản cho người còn lại. Trương hợp này khả năng tự thỏa thuận của vợ chồng là khó, nhưng không phải là không có cách thức giải quyết. Nhiều trường hợp lựa chọn đàm phán trên cơ sở đã khởi kiện tại Tòa án cũng là lựa chọn hợp lý. Quý vị lưu ý khi vợ chồng đã thỏa thuận được bạn có thể tự lập thỏa thuận phân chia tài sản vợ chồng, sau đó rút yêu cầu khởi kiện chia tài sản chung để được hoàn trả án phí đã tạm nộp cho yêu cầu khởi kiện này.

Vậy, đúng quy định thì chia tài sản như thế nào mới công bằng? Nguyên tắc phân chia tài sản chung pháp luật quy định thế nào?

Nguyên tắc phân chia tài sản chung vợ chồng

Quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:

“Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

  1. Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  2. Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  3. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  4. Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng hướng dẫn thêm việc phân chia tài sản chung vợ chồng như sau:

“Khi vợ chồng ly hôn, tài sản chung được chia đôi nhưng có xem xét một cách hợp lý đến tình hình tài sản, tình hình cụ thể của gia đình và công sức đóng góp của mỗi bên. Do đó, cần chú ý các trường hợp dưới đây:

  1. Đồ trang sức mà người vợ hoặc người chồng được cha mẹ vợ hoặc chồng tặng cho riêng trong ngày cưới là tài sản riêng, nhưng nếu những thứ đó được cho chung cả hai người với tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn thì coi là tài sản chung. Khi chia tài sản chung, những trang sức có giá trị không lớn so với tài sản chung thì chia cho người đang sử dụng;
  2. Trong trường hợp vợ chồng còn sống chung với gia đình mà tài sản của bản thân vợ chồng không xác định được thì vợ chồng được chia một phần trong khối tài sản của gia đình, căn cứ vào công sức mà người đó đã đóng góp vào việc duy trì và phát triển khối tài sản chung và đời sống chung của gia đình. Lao động trong gia đình được coi như lao động sản xuất;
  3. Con cái đã thành niên, có đóng góp đáng kể vào việc xây dựng và phát triển tài sản của cha mẹ thì được trích chia phần đóng góp của họ trong tài sản của cha mẹ khi cha mẹ ly hôn;
  4. Khi chia tài sản, phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và của con cái chưa thành niên, đồng thời phải bảo vệ lợi ích của sản xuất và lợi ích về nghề nghiệp của mỗi bên.”

Như vậy, việc chia sẻ nguyên tắc phân chia tài sản chung đã giúp quý vị nắm bắt Tòa án dựa theo tiêu chí nào để phân chia tài sản chung cho bạn. Nên nếu tự thương lượng chia tài sản chung bạn cũng nên hiểu đối phương có thể đẩy việc chia tài sản chung ra Tòa án khi: Họ không muốn mất thời gian phải làm rõ với bạn về việc chia tài sản chung, Hoặc việc phân chia tài sản có liên quan đến gia đình mà người ly hôn không muốn phải nói chuyện với người khác trong gia đình của vợ/chồng.

Nếu một người ngoại tình, vi phạm chế độ hôn nhân thì có được chia tài sản chung?

Như luật sư Trí nam đã chia sẻ trong nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn thì hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình, hoặc vi phạm nghĩa vụ vợ chồng là căn cứ để giảm trừ tỷ lệ tài sản được hưởng của người vi phạm. Quy định này cũng được hướng dẫn thêm tại điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC, quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

“4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

... d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.”

Vậy thực tế các hành vi vi phạm trong hôn nhân gia đình thế nào?

✔ Người có hành vi thuộc trường hợp cấm làm theo Luật hôn nhân gia đình 2014, các hành vi này có bao gồm:

  1. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  2. Yêu sách của cải trong kết hôn;
  3. Bạo lực gia đình

Còn nhiều trường hợp khác nhưng đây là ba trương hợp phổ biến trong thực tế.

✔ Người có hành vi vi phạm nghĩa vụ vợ chồng trong hôn nhân

Các nghĩa vụ vợ chồng phải thực hiện khi kết hôn bao gồm:

  1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân.
  2. Vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
  3. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau…
  4. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Qua phân tích quý vị có thể thấy có rất nhiều quy định mà người yêu cầu chia tài sản có thể tham vấn để chuẩn bị chứng cứ bảo vệ quyền lợi của mình khi chia tài sản chung. Quý khách hàng cần Luật sư Trí Nam trợ giúp hãy gọi ngay tới số 0904.588.557 ngay hôm nay.

Dịch vụ giải quyết phân chia tài sản chung

Luật Trí Nam chuyên dịch vụ luật sư nên đảm bảo bảo vệ tốt nhất cho thân chủ khi đàm phàn chia tài sản chung hoặc khởi kiện phân chia tài sản chung. Bạn nên lựa chọn luật sư Trí Nam để bảo vệ quyền lợi cho mình bởi:

  1. Bạn được Luật sư dày kinh nghiệm tư vấn cụ thể: điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn v.v…
  2. Chi phí mời luật sư tại Luật Trí Nam hết sức hợp lý
  3. Dịch vụ trọn gói, khả năng đạt kết quả như mong muốn rất cao
  4. Thời gian giải quyết công việc đảm bảo nhanh chóng
  5. Được hướng dẫn và tư vấn về các vấn đề khác liên quan, không chỉ hạn chế trong vụ việc

Công ty chúng tôi rất mong sẽ nhận được cuộc gọi từ Quý vị khách hàng trong thời gian sớm nhất. Thông tin liên hệ Luật sư xin gọi 0904.588.557 ngay hôm nay.

Tham khảo: Dịch vụ luật sư uy tín