Chi nhánh hạch toán phụ thuộc là gì?

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được thành lập theo hình thức hoạch toán thuế phụ thuộc, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền (Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13).

Như vậy khi lập chi nhánh doanh nghiệp được quyền lựa chọn hình thức hạch toán thuế phụ thuộc hoặc độc lập để thuận tiện cho việc quản lý doanh nghiệp.

Hữu ích: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc phải kê khai thuế TNDN trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 16 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi Điều 12 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:

Khai thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế

a) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.

d) Trường hợp người nộp thuế có sơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.

…6. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính có trách nhiệm nộp cả phần phát sinh tại nơi đóng trụ sở chính và nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.”

Điều 13 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ nhân (x) tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.

  • Tỷ lệ chi phí được xác định bằng tỷ lệ chi phí giữa tổng chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp. Tỷ lệ chi phí được xác định như sau:
  • Tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc = Tổng chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc/Tổng chi phí của doanh nghiệp….”

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc phải kê khai những loại thuế nào khác?

1. Kê khai thuế môn bài cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc

  • Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính.
  • Nếu chi nhánh ở khác tỉnh thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi cục thuế quản lý chi nhánh đó.

2. Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc

2.1 Đối với doanh nghiệp thương mại, dịch vụ:

  • Cùng tỉnh với trụ sở chính: Kê khai và nộp thuế tại trụ sở chính. (Nếu chi nhánh có con dấu riêng, tài khoản TGNH, trực tiếp bán hàng hóa, dich vụ, kê khai đầy đủ thuế GTGT đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng).
  • Khác tỉnh với trụ sở chính: Kê khai và nộp thuế GTGT tại cơ quan thuế chi nhánh. (Nếu chi nhánh phụ thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính. Chú ý: trường hợp này phải thông báo cho cơ quan thuế).

2.2 Đối với doanh nghiệp sản xuất

Trường hợp người nộp thuế kê khai theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất trực thuộc, không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu khác với tỉnh nơi đóng trụ sở chính thì:

- Nếu cơ sở sản xuất có hạch toán kế toán:

  • Đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương đó.
  • Khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải lập Hóa đơn GTGT làm căn cứ để kê khai, nộp thuế tại đó.

- Nếu cơ sở sản xuất không thực hiện hạch toán kế toán:

  • Kê khai thuế tại trụ sở chính
  • Nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất.

Số thuế GTGT phải nộp cho địa phương cơ sở sản xuất được xác được xác định theo tỷ lệ:

  • 2% (đối với hàng hóa chịu thuế thuế suất GTGT 10%)
  • 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra.
  • Việc xác định doanh thu của sản phẩm sản xuất ra xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
  • Nếu tổng số thuế GTGT phải nộp cho địa phương xác định theo nguyên tắc trên mà lớn hơn số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính thì doanh nghiệp tự phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương như sau:
  • Số thuế GTGT phải nộp cho địa phương = Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính X Tỷ lệ % giữa doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm do cơ sở sản xuất ra hoặc sp cùng loại tại địa phương trên tổng doanh thu chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra của toàn doanh nghiệp

Chú ý: Nếu doanh nghiệp không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính thì không phải nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất.

Ví dụ 1: Công ty A có trụ sở tại Hà Nội, có 2 đơn vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán tại Quảng Ninh và Hải Phòng. Sản phẩm sản xuất ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% và do trụ sở chính xuất bán.

Trong kỳ kê khai tháng 06/2022, doanh thu chưa có thuế của sản phẩm sản xuất ra tại Quảng Ninh là 500tr và tại Hải Phòng là 600tr. Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính của công ty A là 25tr.

- Số thuế GTGT mà công ty A phải nộp cho Quảng Ninh là: 500 triệu x 2% = 10 triệu

- Số thuế GTGT mà công ty A phải nộp cho Hải Phòng là: 600 triệu * 2% = 12 triệu

- Số thuế GTGT mà công ty A phải nộp cho Hà Nội là: 25tr - 10tr - 12tr = 3tr

Ví dụ 2: Công ty A có trụ sở tại Hà Nội, có 2 đơn vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán tại Quảng Ninh và Hải Phòng. Sản phẩm sản xuất ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% và do trụ sở chính xuất bán.

Trong kỳ kê khai tháng 06/2026, doanh thu chưa có thuế của sản phẩm sản xuất ra tại Quảng Ninh là 500tr và tại Hải Phòng là 600tr. Trong kỳ, công ty A không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính. à công ty A cũng không phải nộp thuế GTGT cho Quảng Ninh và Hải Phòng.

  • Kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
  • Việc kê khai thuế TNCN kê khai như thuế GTGT.
  • Trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động trực tiếp với Chi nhánh, đăng ký giảm trừ gia cảnh tại chi nhánh, có thỏa thuận nhờ công ty trả hộ tiền lương thì chi nhánh có trách nhiệm kê khai thuế TNCN cho cá nhân đó.
  • Trường hợp công ty ký hợp đồng lao động với người lao động và cử người lao động đến làm việc tại chi nhánh, các cá nhân đăng ký giảm trừ tại công ty. Công ty thực hiện chi trả lương, thì kê khai thuế TNCN tại công ty.

Tham khảo:

>> Dịch vụ thành lập công ty uy tín

>> VPDD thương nhân nước ngoài tại Việt Nam