Quy định về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp để thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp từ loại hình này sang loại hình khác sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là cần thiết khi sau một thời gian hoạt động công ty có sự thay đổi về thành viên, cổ đông hay chiến lược kinh doanh.

Những thông tin được giữ nguyên khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  1. Không thay đổi số mã số doanh nghiệp – mã số thuế.
  2. Không thay đổi ngày đăng ký thành lập công ty
  3. Không thay đổi hình thức kê khai và nộp thuế, không thay đổi các chỉ tiêu về thuế.

Đương nhiên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng do khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì phải thay đổi tên công ty, dấu công ty nên sẽ phải thực hiện thủ tục khắc lại dấu và thay đổi mẫu hóa đơn điện tử đang sử dụng.

Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như thế nào?

Các bước chuyển đổi sang công ty cổ phần, công ty TNHH như sau

  1. Bước 1: Thông qua việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và điều lệ lệ công ty mới
  2. Bước 2: Xin cấp GCN đăng ký doanh nghiệp mới và thay đổi thông tin đăng ký thuế
  3. Bước 3: Khắc dấu công ty mới theo thông tin tên công ty mới

Nguyên tắc thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp gồm:

  1. Việc chuyển đổi loại hình không làm thay đổi nghĩa vụ của doanh nghiệp với bên thứ 3.
  2. Công ty có biến động về lao động phải cam kết đảm bảo chấp hành đúng quy định pháp luật về nghĩa vụ với người lao động về tiền lương, bảo hiểm và chế độ phúc lợi; Nghĩa vụ
  3. Doanh nghiệp không thay đổi mã số thuế, tư cách pháp nhân.

Điều kiện được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp mới lựa chọn phù hợp với số lượng người góp vốn sau khi thay đổi

  1. Công ty cổ phần có tổi thiểu 3 người
  2. Công ty TNHH hai thành viên có tối thiểu 2 người và tối đa không quá 50 người.
  3. Doanh nghiệp tư nhân trước khi chuyển đổi cần có phương án xử lý hợp đồng cho thuê doanh nghiệp đã ký trước đó (nếu có).
  4. Người góp vốn sau khi chuyển đổi không thuộc đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020.

Thực tế thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cho khách hàng chúng tôi luôn rà soát thông tin trước khi tư vấn, báo giá nên khi Quý vị thuê dịch vụ sẽ hoàn toàn yên tâm về tính pháp lý của phương thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà Luật Trí Nam đưa ra.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cần chuẩn bị những tài liệu gì?

Hồ sơ chuyển đổi sang công ty cổ phần Hồ sơ chuyển đổi sang công ty TNHH
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần
  2. Quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  3. Điều lệ công ty cổ phần
  4. Danh sách cổ đông sáng lập
  5. Bản sao CCCD của cổ đông công ty
  6. Cam kết về khoản nợ, lao động,...
  7. Giấy ủy quyền
  8. Các tài liệu liên quan đến nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh thực hiện cùng lần thay đổi
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần
  2. Quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  3. Điều lệ công ty TNHH
  4. Danh sách thành viên công ty
  5. Bản sao CCCD của cổ đông công ty
  6. Cam kết về khoản nợ, lao động,...
  7. Giấy ủy quyền
  8. Các tài liệu liên quan đến nội dung thay đổi đăng ký kinh doanh thực hiện cùng lần thay đổi

Thực tế rất ít đơn vị chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà không gắn với các thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh khác. Với hơn 15 năm kinh nghiệm triển khai dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh Luật Trí Nam thấy rằng phương thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khách hàng tiến hành thường gặp như sau:

✔ Phương thức chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên:

  1. Một cổ đông hoặc thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại
  2. Một cổ đông hoặc thành viên là pháp nhân nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại
  3. Một người không phải là thành viên hoặc cổ đông nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ số cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả cổ đông hoặc thành viên của công ty

✔ Phương thức chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần:

Công ty TNHH có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần. Trường hợp công ty TNHH có ít hơn ba thành viên, thì việc thêm thành viên mới có thể thực hiện đồng thời với việc chuyển đổi công ty. Thành viên mới có thể là người nhận chuyển nhượng một phần vốn góp của thành viên hiện có hoặc là người góp thêm vốn vào công ty.

Nghĩa vụ cần đảm bảo khi thay đổi loại hình doanh nghiệp

✔ Kế thừa quyền và nghĩa vụ về tài sản, tài chính, các khoản nợ và thuế cùng nguồn lao động

Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, sử dụng lại toàn bộ lao động, chịu trách nhiệm chi trả chế độ cho người lao động thôi việc, mất việc (nếu có) theo quy định của Bộ Luật lao động  và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

✔ Có thể bị Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong các trường hợp mà cơ quan quản lý thuế được quyền yêu cầu quyết toán thuế doanh nghiệp.

✔ Thông báo việc thay đổi với cơ quan có liên quan

Sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tên doanh nghiệp cũng  có thể sẽ thay đổi cho nên cần thông báo đến các cơ quan liên quan về sự thay đổi tên doanh nghiệp cũng như sự thay đổi loại hình của doanh nghiệp.

Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chính xác

Công ty Luật Trí Nam nhận dịch vụ trọn gói thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đảm bảo GIÁ RẺ - UY  TÍN – NHANH. Mức giá thực hiện xin cấp GCN đăng ký doanh nghiệp mới do thay đổi loại hình doanh nghiệp chỉ 1.200.000đ là khoảng giá rất cạnh tranh so với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp như Luật Trí Nam. Quý khách hàng cần báo giá dịch vụ ngay hôm nay hãy gọi theo số 0934.345.745 để được tư vấn.

Chúng tôi rất mong được hợp tác với quý khách hàng trong công việc.