Quyền quản lý con dấu trong công ty

Theo Luật doanh nghiệp 2020 công ty tự quyết định hình thức, số lượng và cách thức quản lý con dấu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó thẩm quyền quản lý con dấu công ty theo Luật Trí Nam sẽ như sau:

  • Trường hợp công ty có quy chế quản lý con dấu thì thực hiện theo quy chế quản lý con dấu đã được thông qua.
  • Trường hợp công ty không có quy chế quản lý con dấu thì quyền quản lý con dấu áp dụng theo nội dung điều lệ công ty quy định.
  • Trường hợp còn lại Giám đốc công ty sẽ có quyền quản lý con dấu công ty.

Cũng theo quy định trên thì người quản lý doanh nghiệp cần kiểm tra các tài liệu nội bộ để chắc chắn rằng việc quản lý con dấu tròn công ty đang thực hiện đúng theo ý chí của công ty.

Tham khảo: Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Công ty được khắc bao nhiêu con dấu tròn?

Pháp luật đã cho phép quyền tự định đoạt của doanh nghiệp trong quyết định hình thức và số lượng con dấu tròn do đó khi công ty quyết định khắc nhiều con dấu tròn để tiện kinh doanh thì cần lưu ý:

Quyết định số lượng và hình thức con dấu tròn phải được thông qua hợp pháp bởi Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông công ty trước khi tiến hành khắc dấu theo mong muốn.

Việc sử dụng con dấu công ty phải tuân thủ đúng quy chế quản lý con dấu, điều lệ công ty và các văn bản pháp luật hiện hành.

Trường hợp nào phải đặt khắc dấu tròn tại cơ quan công an?

Trước đây Phòng quản lý con dấu – Công an tỉnh/ thành phố có thẩm quyền cấp, cấp đổi và thu hồi con dấu công ty. Tuy nhiên quy định mới tại Luật doanh nghiệp năm 2020, đã giao quyền này cho chính công ty sử dụng con dấu. Cụ thể công ty có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Nội dung con dấu phải thể hiện được các thông tin: tên công ty, mã số công ty. Pháp luật chỉ thống nhất điều chỉnh quy ước chung về hình thức con dấu để các công ty có cơ sở áp dụng. Cụ thể:

  • Mẫu con dấu công ty được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác).
  • Mỗi công ty có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Công ty đã có thể tự làm lấy con dấu hoặc sử dụng dịch vụ khắc dấu trên thị trường nhưng việc yêu cầu công ty khắc dấu thực hiện việc khắc con dấu mới, đổi dấu mới phải theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp 2020.

Hiện nay Phòng quản lý con dấu – Công an tỉnh chỉ quản lý việc cấp và thu hồi con dấu tròn đối với công ty luật, văn phòng luật sư, các tổ chức chính trị xã hội, chi nhánh và văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, nhà thầu,...

Dấu công ty có hiệu lực kể từ thời điểm nào?

Con dấu theo Bộ luật dân sự không phải tài sản nên việc chiếm giữ con dấu hiện không thể khởi kiện đòi tài sản như các loại tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Con dấu là công cụ để xác lập ý chí doanh nghiệp trong việc đóng xác nhận lên các văn bản, giấy tờ, hợp đồng của doanh nghiệp.

Theo nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp đã bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu doanh nghiệp, chi nhánh trên cổng thông tin điện tử quốc gia. Do vậy con dấu công ty sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm hoàn thành việc khắc dấu theo quyết định của công ty.

Thủ tục khắc dấu tròn công ty như thế nào?

Để thực hiện khắc dấu tròn công ty bạn sẽ cần thực hiện các công việc sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin khắc dấu: Đối với doanh nghiệp mới thành lập là bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Đối với công ty đang hoạt động là biên bản họp và quyết định thông qua hình thức, số lượng con dấu tròn.
  • Bước 2: Liên hệ cơ sở khắc dấu có đủ năng lực khắc dấu tròn để tiến hành đặt khắc dấu.
  • Bước 3: Nhận dấu công ty và sử dụng theo đúng quy chế quản lý con dấu mà công ty ban hành.

Trên đây là các chia sẻ của Luật Trí Nam về con dấu tròn công ty. Chúng tôi là công ty Luật chuyên thực hiện các thủ tục trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp và sẵn sàng tiếp nhận các yêu cầu của quý vị trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp